Bỏ qua

Khi nào thì chiến lược định giá "trả tuỳ tâm" đạt được sự bền vững?

Theo quyển Smart Pricing: How Google, Priceline, and Leading Businesses Use Pricing Innovation for Profitability của NXB Wharton School, các dự án áp dụng chiến lược định giá trả tuỳ tâm thành công có 5 đặc điểm chung sau:

  1. Chi phí biên thấp
  2. Khách hàng có ý định sòng phẳng
  3. Sản phẩm có thể bán được ở nhiều mức giá khác nhau (VD: người mua $3, $10 hay $20 đều có cái lý của họ)
  4. Người mua và người bán có mối quan hệ tốt
  5. Thị trường rất cạnh tranh

Chúng ta hãy xem xem liệu Các buổi đáp ứng nhu cầu học cách sử dụng công cụ và tư duy lập trình cho nhu cầu công việc có đáp ứng được các đặc điểm này hay không.

Chi phí biên thấp

Chi phí biên là chi phí để sản xuất thêm một sản phẩm. Do ta không thể sản xuất đại trà các buổi này như nhà máy làm hàng loạt sản phẩm nên chắc chắn chi phí biên không thấp rồi. Nhưng nó cũng không quá cao như là bán xe. Hơn nữa việc làm việc trực tiếp cũng là cần thiết cho việc phỏng vấn, nên chắc cũng không gọi là cao.

Điểm: 6/10

Khách hàng có ý định sòng phẳng

Khách hàng không muốn mình bị xem là thiếu sòng phẳng, trục lợi, ích kỷ. Đây là các lý do khiến họ muốn tự điều chỉnh mình để không bị xem là thiếu sòng phẳng khi tham gia các buổi này:

  • Họ sẽ phải ghi lý do vì sao họ thấy giá tiền họ trả là hợp lý
  • Bản chất của việc hướng dẫn buộc họ phải tiếp tục tiếp xúc với người hướng dẫn. Nếu họ trả sòng phẳng, thì sự thiếu sòng phẳng sẽ không ám ảnh họ liên tục
  • Nếu mô hình thành công thì họ sẽ có được những lớp học tiếp theo với giá rẻ. Nếu thất bại thì họ sẽ không có được những lớp học khác cho các nội dung khác với giá rẻ

Điểm: 7/10

Sản phẩm có thể bán được ở nhiều mức giá khác nhau

Điều kiện này nghĩa là sản phẩm có thể trả theo nhiều mức giá khác nhau (VD: $3, $10 hay $20), mà mỗi mức giá đều có sự hợp lý của nó. Các buổi này có thể đáp ứng được điều này. Tuy nhiên, họ sẽ chỉ trả cho cái lý đó. Để có lời thì sẽ cần những người trả nhiều tiền hơn mức hoà vốn để bù lỗ cho người trả thiếu. Nhưng người trả nhiều tiền hơn vì họ thấy giá trị sản phẩm tương đương với mức giá đó, chứ không phải vì muốn bù lỗ cho người trả thiếu.

Điểm: 8/10

Người mua và người bán có mối quan hệ tốt

Việc tạo thiện cảm cho khách hàng làm họ tự động muốn họ trả lại lòng tốt. Đây là một số cách mà Quả Cầu làm để đạt được điều này:

Điều này cũng có nghĩa là điều kiện này chỉ xảy ra khi khách hàng đã chịu khó đọc bài trước. Với những người không có thời gian đọc bài thì cảm giác tin tưởng sẽ không được phát triển. Xem thêm phần Vấn đề về sự không đầy đủ thông tin.

Điểm: 7/10

Thị trường rất cạnh tranh

Đã có hằng hà sa số khoá học lập trình rồi, cả miễn phí lẫn có phí, online lẫn offline, tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Việc dùng mô hình này khiến ta không phải cạnh tranh về giá với các khoá học đó.

Điểm: 7/10

Vấn đề về sự không đầy đủ thông tin

Bạn đang lo lắng rằng với hình thức này:

  • Khách hàng sẽ thấy giá thấp nghĩa là chất lượng kém?
  • Khách hàng sẽ thấy hoang mang khi không biết phải trả bao nhiêu?
  • Khách hàng sẽ thấy nhức đầu khi phải tự định giá, nên dẹp luôn không tham gia nữa?

Tất cả những vấn đề này đều có chung một lý do: khách hàng chưa có đủ thông tin để quyết định. Khi có đủ thông tin rồi, thì giá không còn là tín hiệu duy nhất phản ánh giá trị của sản phẩm nữa. Người dùng đã hình thành nên giá mà họ thấy là xứng đáng rồi.

Những bài viết ở phần Người mua và người bán có mối quan hệ tốt sẽ cung cấp thông tin cho họ. Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu họ có dành thời gian để đọc chúng hay không?

Như đã phân tích trong các bài đó, đối tượng tham gia tiềm năng nhất là những người đã xác định là phải biết lập trình nhưng không thể dành quá nhiều thời gian để học lập trình từ đầu và cũng không có tiền để thuê lập trình viên riêng. Họ cần tìm một khoá học phù hợp với các giới hạn hiện tại của mình. Người như vậy thì sẽ không thấy phí thời gian cho việc tìm hiểu thông tin, và cũng sẽ không thấy nhức đầu khi phải đọc chúng. Làm việc với họ sẽ đem lại nhiều điều thú vị cho chính người hướng dẫn.

Với những người không đọc trước nên cho rằng chất lượng kém, hoặc thấy rằng không cần trả nhiều tiền vì mình không có nhu cầu quá cao, thì trong phiếu đăng ký họ sẽ khó cạnh tranh lại được với những người thể hiện rằng mình là người xứng đáng có được cơ hội hợp tác này. Họ có thể đến nghe ké.

Để hiểu thêm về chiến lược định giá này, đọc thêm: What stops the pay-what-you-want pricing strategy from being more popular? - Economics Stack Exchange

Giá trị của những phân tích này

Việc chấm điểm rốt cuộc chỉ là cảm tính, chứ có tiêu chí nào cho nó đâu. Việc khách hàng dùng tiền để đánh giá chất lượng sản phẩm cũng giống như nhà tuyển dụng cầm tấm bằng để đánh giá năng lực ứng viên. Rốt cuộc chúng ta chỉ đang đánh giá người khác qua một con số mà thôi. Chỉ theo đuổi một chỉ số là quá đơn giản.

Nên thành ra, việc tự chấm điểm để bạn thấy mô hình này thành công thực ra chỉ là một sự mỉa mai bản thân .

Con người thường cố gắng tìm ra mẫu hình, kể cả khi nó không có ở đó
Không thể kết luận được gì, nhưng có thể dùng cho việc làm các mô hình dự đoán, ứng dụng được cho máy học, hồi quy logistic
Máy học dự đoán xem mẫu hình có bao nhiêu khả năng lặp lại trong tương lai. Nó giúp ngành y cứu người, nhưng lại làm cho ngành tư pháp thêm thách thức vì Việc dùng máy học có thể làm ta nghĩ mô hình rất phức tạp mặc dù thực chất nó rất đơn giản
The danger of predictive algorithms in criminal justice | Hany Farid | TEDxAmoskeagMillyard - YouTube
Imagine Predictive Analytics Putting a Crystal Ball in Your Hand | Dr. Phil Wells | TEDxKanata - YouTube

Trực giác là việc nhìn ra mẫu hình không hơn không kém
Sự chuyên gia (expertise) đến từ việc nhìn ra mẫu hình


Cập nhật lần cuối : 21 tháng 2, 2024
Tạo : 31 tháng 12, 2023