Bỏ qua

Một số ví dụ về mục tiêu nghiên cứu

Trước khi phát triển sản phẩm/tính năng

  • Xác định xem người dùng có đang gặp vấn đề mà sản phẩm muốn giải quyết hay không và mức độ nghiêm trọng của vấn đề. (hoặc nhu cầu)
  • Hiểu cách người dùng hiện đang khắc phục sự cố (hoặc thỏa mãn nhu cầu), nếu có.
  • Xác định cách tiếp cận của người dùng đối với các giải pháp hoặc giải pháp thay thế hiện tại.
  • Xác định mức độ sẵn sàng trả tiền của người dùng cho một giải pháp.
  • Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của người dùng.

Trong quá trình phát triển sản phẩm/tính năng

  • Kiểm tra cách khách hàng tiếp nhận ý tưởng về sản phẩm, tính năng, phản ứng với các thông điệp
  • Đánh giá khả năng chấp nhận của khách hàng với sản phẩm hoặc tính năng, kiểm tra mức giá
  • Kiểm tra mức độ ưu tiên của khách hàng với các yêu cầu tính năng cụ thể, tìm kiếm các yêu cầu còn chưa được đáp ứng
  • Kiểm tra cách khách hàng sử dụng hoặc phản ứng với tính năng, đánh giá tính dễ hiểu, dễ sử dụng
  • Kiểm tra các giả thuyết về sản phẩm hoặc tính năng nói chung (viability, usability)

Sau khi sản phẩm/tính năng được phát hành, có thể tiến hành phỏng vấn người dùng để thu thập phản hồi về trải nghiệm của người dùng và xác định các khu vực cần cải thiện.

  • Hiểu cách người dùng đang sử dụng sản phẩm/tính năng trong cuộc sống hàng ngày của họ
  • Đo lường sự hài lòng của người dùng và xác định các lĩnh vực cần cải thiện
  • Lý giải lý do người dùng rời bỏ hoặc lý do người dùng ở lại
  • Lý giải hành vi tương tác của họ trên mạng xã hội (tại sao like, khi nào like, tại sao ko like)
  • Thu thập phản hồi về các cải tiến tiềm năng hoặc các tính năng mới cho các lần lặp lại trong tương lai
  • Đo lường mức độ thành công của sản phẩm/tính năng dựa trên việc chấp nhận và sử dụng của người dùng
  • Thu thập lời chứng thực hoặc câu chuyện thành công cho mục đích tiếp thị.

Mục tiêu Kiểm tra cách khách hàng tiếp nhận ý tưởng về sản phẩm nghe qua giống như mục tiêu Xác định mức độ sẵn sàng khám phá sản phẩm của khách hàng, tuy nhiên khác nhau ở chỗ một cái thì muốn tìm hiểu về thái độ, phương thức tiếp nhận, phản ứng đầu tiên khi nghe về sản phẩm, còn một cái thì muốn đánh giá nhu cầu, khả năng tiếp nhận. Nó đang cố dự đoán hành vi tương lai của người dùng (mà Phỏng vấn thường kém chính xác trong việc dự đoán các hành vi tương lai của người dùng). Nó kiểm tra khả năng bán hàng thì tốt hơn.

Nguồn:: Hoàng Đức Minh

Các nghiên cứu có thể có cùng một mục tiêu nghiên cứu, nhưng khác nhau về câu hỏi nghiên cứu. Phần lớn các câu hỏi nghiên cứu không thể sử dụng để hỏi trực tiếp.


Cập nhật lần cuối : 25 tháng 12, 2023
Tạo : 1 tháng 5, 2023