Không nên dùng chai nước nhiều lần
Có bao giờ bạn quan sát ký hiệu các loại nhựa được in ở phía đáy sản phẩm nhựa chưa? Có bao giờ bạn thắc mắc loại nhựa này có an toàn cho sức khỏe không? Ở bài viết này, Thuận Thiên Plastic sẽ chia sẻ cụ thể về tất cả các loại nhựa phổ biến trên thị trường và các ký hiệu liên quan để dễ dàng nhận biết từ đây có cách sử dụng sao cho đúng.
Phân biệt ký hiệu các loại nhựa thông dụng¶
Người Việt Nam hay có thói quen tích trữ thực phẩm bằng hộp nhựa mà ít quan tâm hoặc không để ý các ký hiệu của sản phẩm nhựa. Chỉ cần một chút lưu tâm là bạn biết được hộp nhựa có độc hại không, có ảnh hưởng tới sức khỏe không.
Dưới đáy của sản phẩm nhựa thường có ký hiệu tam giác, và bên trong chứa một con số tương ứng. Ký hiệu này được gọi là mã nhận diện nhựa được Tổ chức Tiêu Chuẩn Quốc Tế ASTM ban hành, tương ứng với các con số từ 1 đến 7. Xét theo độ an toàn, nhựa được chia thành 2 loại nhựa an toàn và nhựa không an toàn.
Những loại nhựa tuân thủ tiêu chuẩn FDA – Hoa Kỳ
Nhựa số 1 – Nhựa PET (PETE)¶
Nhựa PET (Polyethylene terephthalate) (số 1 – hay còn được gọi với tên nhựa số 1) thường được dùng để đựng thực phẩm dạng lỏng như nước trái cây, nước ngọt, nước khoáng, các loại nước chấm… Loại nhựa này chỉ nên sử dụng 1 lần duy nhất, không nên tái chế sử dụng nhiều lần, cũng như không được dùng đựng thực phẩm nóng hoặc ở nhiệt độ cao… gây nguy hại cho sức khỏe người dùng.
chai nhựa pet và ký hiệu
Nhựa số 2 – Nhựa HDP hay HDPE¶
Nhựa HDPE thường được sản xuất các loại chai nhựa đựng sữa, nước suối, nước trái cây, thuốc tẩy hay dầu gội đầu… Ngoài ra loại nhựa này còn được sử dụng để chế tạo túi nhựa, vật liệu cách nhiệt hay ống nhựa… Trên thế giới, nhựa HDP (số 2 – ký hiệu các loại nhựa) rất phổ biến, sử dụng rộng rãi là nhờ vào đặc tính độ dẻo, bền chắc và khả năng chống ẩm rất tốt.
Xét theo độ an toàn, nhựa HDPE được nằm trong danh sách nhựa tốt nhất vì khả năng chịu được nhiệt độ 110 độ C. Đồng thời có thể cho sản phẩm làm từ nhựa này vào lò vi sóng có công suất thấp. Tuy nhiên, một điểm bất cập của nhựa HDPE là khó làm sạch, do đó khi tái sử dụng cần lưu ý kẻo các chất còn sót lại dễ trở thành ổ vi khuẩn gây hại cho sức khỏe người dùng.
sản phẩm từ nhựa HDPE an toàn cho người dùng
Nhựa số 3 – Nhựa PVC¶
Mặc dù được sử dụng rộng rãi nhưng loại nhựa PVC (nhựa polyvinyl chloride) số 3 – ký hiệu các loại nhựa nằm trong danh sách nhựa độc hại, chẳng qua là nhờ vào ưu điểm có tính chất dẻo dai, bền, trong suốt và chi phí sản xuất rẻ. Trong sản xuất nhựa PVC có các chất phụ gia độc hại như BPA, phthalates, chì, dioxins, thuỷ ngân và cadmium. Đáng chú ý nhất là Bisphenol A (BPA, loại chất này có thể gây ra ung thư hoặc thay đổi hormone giới tính ở người, đặc biệt khi đốt cháy.
Ở nhiệt độ thì nhựa PVC có khả năng thẩm thấu và hòa tan vào thức ăn, gây nguy hại cho sức khỏe con người, vì vậy cần lưu ý một số điều như sau:
Không mua đồ chơi cho bé bằng nhựa PVC, để ngăn ngừa và tránh bé ngậm vào miệng rất có hại cho sức khỏe.
Hạn chế dùng màng bọc thực phẩm, rất là khi thực phẩm còn nóng. Tuyệt đối không được dùng màng bọc thực phẩm rồi cho vào lò vi sóng để làm nóng thức ăn, điều này cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe.
Màng pvc bọc thực phẩm và ký hiệu
Nhựa số 4 – Nhựa LDPE¶
LDPE thuộc họ nhựa Polyethylenes, so với HDPE lại có mật độ thấp hơn, nhưng bản chất loại nhựa này vẫn có đặc tính cơ bản như dẻo, dai và chống ẩm tốt. So với nhựa số 2 thì nhựa LDPE dễ gãy, vỡ, trầy xước và có khả năng chịu được va đập vật lý kém hơn. Bản chất có tính trơ hóa học nên nhựa LDPE thường được chế tạo và sản xuất các loại chai lọ mỹ phẩm, dầu gội, hóa chất, chuyên đựng hóa chất, túi nilon, túi đựng hàng và vỏ bánh…
Lưu ý: Nhựa LDPE tránh nhiệt độ cao, không được dùng trong lò vi sóng, vì rất gây nguy hại cho sức khỏe con người.
sản phẩm nhựa ldpe
Nhựa số 5 – Nhựa PP¶
Nhựa PP số 5 được nằm trong danh sách loại nhựa an toàn, chịu được nhiệt độ cao (ít nhất là 130 độ C) và an toàn khi đặt trong lò vi sóng trong thời gian ngắn, khoảng độ 2-3 phút. PP – ký hiệu các loại nhựa được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất hộp đựng thực phẩm, nhất là loại có khả năng dùng trong lò vi sóng hay cốc đựng sữa, siro hoặc cà phê. Đặc điểm trơ hóa học nên PP được các chuyên gia khuyên sử dụng vì chúng có độ bền cơ học và độ bền nhiệt độ cao, được đánh giá an toàn cho sức khỏe.
hộp nhựa pp đựng thực phẩm – có ký hiệu nhựa số 5 dưới đáy
Nhựa số 6 – Nhựa PS¶
Số 6 – ký hiệu các loại nhựa thường được nhìn thấy trên các hộp đựng thức ăn nhanh, hộp đựng thực phẩm để đi dã ngoại. Mặc dù có khả năng chịu được nhiệt và lạnh đáng kể nhưng ở nhiệt độ cao như đặt trong lò vi sóng thì khả năng phóng ra chất độc hại. Ngoài ra, loại nhựa số 6 không được đựng đồ có chứa chất kiềm mạnh, chất acid mạnh.. do đó không được phép đựng thực phẩm trong một thời gian dài.
ký hiệu nhựa ps trên sản phẩm
Tìm hiểu chi tiết hơn: Nhựa PS là gì
Nhựa số 7 – Nhựa PC hoặc không có ký hiệu¶
Nhựa số 7 là loại nhựa hoặc hỗn hợp nhựa không thuộc các dạng trên, nhưng nhựa PC này không được sử dụng dưới dạng tái chế. Bởi bản chất của loại nhựa số 7 chứa BPA, một hợp chất hóa học gây nguy hại, có thể dẫn tới vô sinh, ung thư hay tiểu đường.
Sở dĩ chúng được sử dụng để sản xuất bình đựng nước, các thùng chuyên đựng hóa chất vì giá thành rẻ. Nhựa số 7 – ký hiệu các loại nhựa phổ biến, nằm trong danh sách nhựa không an toàn cho sức khỏe, độc hại nhất là khi đựng thực phẩm nóng.
ống đèn led pc và ký hiệu
Các loại nhựa khác¶
Ngoài 7 ký hiệu các loại nhựa phổ biến được liệt kê ở trên còn có một một loại nhựa khác, có tên là Tritan. Mặc dù dưới đáy vẫn ký hiệu đánh số 7 nhưng trên thân bình có ghi dòng chữ “BPA Free Tritan” (không chứa BPA) là loại nhựa tự nhiên, có độ trong suốt như thủy tinh, đặc biệt thuộc tính của Tritan khi rơi khó vỡ nên thường được dùng để làm bình đựng nước thể thao.
Các loại nhựa an toàn¶
Sau khi đã tìm hiểu kỹ 7 ký hiệu các loại nhựa phổ biến cũng như các loại nhựa khác, đến đây sẽ liệt kê các loại nhựa an toàn để bạn yên tâm sử dụng, đó là:
- Nhựa số 1 là PET (Polyethylene Terephthalate)
- Nhựa số 2 là HDPE (High-Density Polyethylene)
- Nhựa số 4 là LDPE (Low-Density Polyethylene)
- Nhựa số 5 là PP (Polypropylene)
loại nhựa an toàn bạn nên sử dụng và nên tránh – ảnh internet
Tuyệt đối không nên sử dụng các loại nhựa có các ký hiệu đánh số 3, 6, 7 vì chứa chất hóa học nguy hiểm. Đồng thời những loại nhựa yêu cầu chỉ sử dụng 1 lần không nên tái chế, vì dễ làm phá vỡ cấu trúc của nhựa và giải phóng một số chất hóa học nguy hiểm.
Trên đây là các thông tin chia sẻ về ký hiệu các loại nhựa phổ biến giúp cho bạn hiểu hơn về sản phẩm được chế tác từ nhựa. Qua bài viết này bạn có thể chọn được các sản phẩm nhựa tốt, an toàn cho sức khỏe cho mọi thành viên của gia đình.
Nguồn:: Phân biệt ký hiệu các loại nhựa - loại nhựa nào an toàn cho sức khỏe