Phá vỡ silo thông tin, nắm bắt nhu cầu các bên và sử dụng các nguồn tài nguyên cộng đồng hiệu quả: vai trò của các phần mềm ghi chú động lưu dữ liệu tại máy người dùng và ở định dạng đơn giản¶
Vấn đề: Sự hợp tác giữa các nhóm dự án nhỏ chưa đạt được hiệu quả tối ưu do thiếu nhân lực và công cụ phù hợp¶
Năm 2015, để giải quyết những thách thức phát triển lớn mà thế giới phải đối mặt, Liên Hợp Quốc đã đề ra 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG). Đó là những mục tiêu mà các quốc gia cần hướng tới:
Mục tiêu cuối cùng trong 17 mục tiêu đó chính là về thúc đẩy sự hợp tác. Ở Việt Nam, mục tiêu số 17 này được chia thành 17 mục tiêu nhỏ hơn. Ta hãy xem một mục tiêu trong số chúng:
Mục tiêu 17.4: Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển bền vững, kết hợp với quan hệ đối tác nhiều bên nhằm huy động và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ và tài chính để hỗ trợ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam
Xem thêm:: Các nguồn tiền của LHQ cho những mục tiêu này đã được rót về Việt Nam như thế nào?
Trong gần 10 năm mình tham gia vào các mạng lưới, cộng đồng phi lợi nhuận, mình cảm thấy mặc dù đã có rất rất nhiều tổ chức muốn thúc đẩy một hệ sinh thái giữa các dự án, nhưng lại chưa cảm thấy sự hiệu quả đạt đến mức tối ưu, mặc dù họ có nhiều nỗ lực và kiến thức. Mình phải thẳng thắn nói rằng mình thất vọng rất nhiều sau các sự kiện kết nối. Mọi người có biết đến nhau, nhưng sau buổi hôm đó cũng chỉ dừng lại ở đó, không đi xa hơn được. Mình nghĩ rằng nguyên nhân quan trọng nhất là các bên quá nhiều việc. Mọi người không thể đi đủ sâu để tìm hiểu về nhau. Vì để có thể đi sâu thì phải tốn rất rất nhiều thời gian, mà thường tổ chức phải phát triển đủ lớn để có một người chuyên về việc kết nối, chứ công việc thì rất rất nhiều. Nếu như các tổ chức kết nối cộng đồng chủ động phân loại và tổ chức các buổi gặp gỡ cho các dự án quy mô nhỏ tương tự nhau thì rất tốt, nhưng mình không thấy được điều đó.
Để một hệ sinh thái hoạt động thực sự hiệu quả thì lượng năng lượng dành ra để nắm bắt tín hiệu của môi trường phải giảm tới mức gần như bằng 0. Bạn không cần phải hỏi mà vẫn biết nhu cầu của những thành viên xung quanh, và họ không cần phải hỏi cũng biết bạn đang cần gì. Mặc dù chúng ta luôn khuyến khích đặt câu hỏi, nhưng Một hệ sinh thái không hoạt động bằng cách đặt câu hỏi, mà bằng cách không cần hỏi cũng biết câu trả lời là gì. Và các công cụ quản lý dự án hiện nay không có chức năng cung cấp thông tin của bạn cho những bên khác và ngược lại. Chỉ khi nào nhu cầu của các bên liên quan hiện ra ngay trong lúc bạn hoạch định chiến lược mà không cần phải hỏi họ, thì lúc đó chúng ta mới có thể bắt đầu nói về một hệ sinh thái mà những thành viên mới – vốn rất thiếu nguồn lực – vẫn có thể hưởng lợi.
nói chung cũng thấy dự án này hấp dẫn. Nhưng anh nhìn lại thì anh thấy cũng đã có rất nhiều dự án hấp dẫn tương tự khác rồi. Mà nó cũng ngoặt ngoẹo ko phát triển được, kể cả khi nó đc đầu tư lơn
chắc anh bắt đầu cảm thấy hoài nghi về những tham vọng như vậy. Anh nghĩ mấu chốt vẫn là phải cho người dùng khả năng tự thao tác dữ liệu theo ý họ muốn. Anh nhìn vào cái sứ mệnh thì ko thấy đề cập như vậy, còn nhìn vào lộ trình thì thấy coơ bản vẫn là đi code outsource
Nhưng anh biết cái này chỉ có gặp nhau thì mới có đầu óc để xử lý. Chứ tự làm thì ai cũng đều có công việc riêng nên ko có đầu óc để làm cái này
Hướng giải quyết: Phổ cập việc sử dụng các chương trình ghi chú động để xây dựng phần mềm cá nhân¶
Để tạo nên được một hệ sinh thái hiệu quả hơn, mỗi cá nhân và tổ chức tham gia vào nó cần có thể làm được những điều sau:
- Tìm đến tài nguyên tốt nhất cho nhu cầu của mình một cách nhanh nhất
- Đóng góp những hiểu biết sâu sắc, nhu cầu và các dữ liệu khác một cách thụ động vào kho tài nguyên chung. Sự đóng góp của họ chỉ là sản phẩm phụ của việc họ tập trung vào việc giải quyết nhu cầu của mình, hoặc ít nhất chỉ cần làm một lần là những lần sau có thể làm tự động
- Thử nghiệm ý tưởng mới và kiểm tra giả thiết ngay khi chúng vừa được nghĩ ra
Điều này đòi hỏi các chương trình quản lý dự án có những khả năng sau:
- Trở thành một giàn giáo nhận thức tùy biến với hiểu biết của người dùng, giúp bạn nghĩ ra được những điều bình thường khó để ý tới, hoặc thậm chí là bất khả nghĩ. Ví dụ như:
- cho bạn thấy được mạng lưới tổng thể trông như thế nào,
- Hiện được dữ liệu của các tổ chức khác ngay trong lúc lên kế hoạch mà không làm ngắt dòng suy nghĩ tới việc đang làm
- tạo một sân chơi cho người đọc khám phá thay vì chỉ là các văn bản truyền đạt thông tin một chiều và thụ động
- Cung cấp dữ liệu hoạt động cho các tổ chức khác một cách tức thời và an toàn
- Tận dụng được các chương trình chuyên môn sẵn có khác, nhưng không xảy ra tình trạng dữ liệu bị giam ở nhiều công cụ khác nhau (silo thông tin)
- Nằm trong khả năng chi trả của các tổ chức nhỏ, không có nhiều tiền
- Hiện được dữ liệu của các tổ chức khác ngay trong lúc lên kế hoạch mà không làm ngắt mạch suy nghĩ về việc đang làm¶
Tất cả những điều này có thể đạt được nếu dữ liệu nằm trên máy của người dùng và ở định dạng đơn giản. Vì như thế thì nó sẽ cực kì dễ mở rộng tính năng và không tạo thành các silo thông tin. Đây vốn là những thứ đã được sử dụng từ lâu trong ngành công nghệ thông tin, nhưng đã không được chú trọng giới thiệu.
Việc huấn luyện về dữ liệu xem ra không phổ biến ở các dự án phát triển cộng đồng. SDG Digital Acceleration Agenda không có lấy một bài nói về dữ liệu. Các chính phủ tuy có nhiều nỗ lực trong việc chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và cung cấp các API, như SDG Digital Acceleration Agenda hoặc Open SDG, nhưng để sử dụng được chúng vẫn cần tới lập trình viên chuyên môn, và chỉ phù hợp cho các tổ chức lớn, có nguồn tiền mạnh. Wikipedia thì không phải ai cũng tự tạo ra được một trang wiki như vậy.
Các mô hình như vậy có thể được khởi tạo
Việc đổi mới sáng tạo bắt đầu bằng việc mỗi người có thể tự mình điều khiển được máy tính, chứ không phải có thêm một sản phẩm no code hay AI nữa
Khi ngành này mới ra đời, nhiều người đã mơ mộng về những chiếc xe đạp cho tâm trí. Nhưng vì nhiều lý do mà giờ đây xe đạp thì ít mà máy bay thì nhiều. Ta vẫn cần phải chế tạo thêm máy bay, nhưng nó dành cho những hệ thống dữ liệu đồ sộ và phức tạp. Còn với mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái mà những thành viên mới – vốn rất thiếu nhân lực – vẫn có thể hưởng lợi, thì nó cần bắt đầu bằng việc mỗi người có thể tự mình điều khiển được máy tính, chứ không phải có thêm một sản phẩm no code hay AI nữa. Việc lưu trữ dữ liệu tại máy người dùng và ở định dạng đơn giản sẽ giúp họ tạo ra được những chiếc xe đạp cho riêng tâm trí mình.
Tầm nhìn: Xây dựng nền kinh tế không dùng tiền¶
Nếu sự hợp tác giữa các nhóm dự án nhỏ đạt được hiệu quả cao, thì ta sẽ xây dựng một mạng kết nối nhu cầu, nơi mà mọi người đáp ứng nhu cầu lẫn nhau. Họ có thể làm được như vậy vì tất cả mọi thành viên đều biết nhu cầu nào đang có nhiều người có nhất, ai đang có cùng nhu cầu với ai, v.v. Các nhu cầu của họ sẽ được thoả mãn bằng việc trao đổi nhu cầu cho nhau, hoặc cùng hợp tác để tạo giải pháp chung. Khi mạng lưới này lớn hơn nữa, thì nó sẽ hoạt động như một nền kinh tế. Bởi vì các nhu cầu trong đây được đáp ứng mà không cần dùng đến tiền làm trung gian, nên nó là một nền kinh tế không dùng tiền. Nó sẽ là sự kết hợp giữa nền kinh tế nền tảng (platform economy) và nền kinh tế quà tặng (gift economy). Nó cũng có liên hệ rất mật thiết tới Nền kinh tế chăm sóc (care economy).
Ý tưởng nền kinh tế không dùng tiền không phải là một khái niệm mới. Một ví dụ điển hình là Hệ thống Trao đổi Cộng đồng (Community Exchange System) với hơn 1200 nhóm trao đổi ở 107 nước. Tuy nhiên chưa có ở Việt Nam.
Bài chi tiết: Một đám mây chim sáo
Xem thêm:: Hệ thống tri thức cộng đồng
Kế hoạch¶
Chương trình này sẽ có 3 giai đoạn:
Giai đoạn | Mục tiêu | Sản phẩm |
---|---|---|
1 | Phổ cập việc xây dựng các phần mềm cá nhân, tài liệu động và khu vườn số | Các buổi đáp ứng nhu cầu học cách sử dụng công cụ và tư duy lập trình cho nhu cầu công việc |
2 | Liên thông dữ liệu giữa các nhóm dự án | Hệ thống tri thức cộng đồng |
3 | Xây dựng nền kinh tế không dùng tiền | Mạng kết nối nhu cầu |