Phát triển sản phẩm
Nick Babich on LinkedIn: #design #ux #uxdesign | 21 comments
-
-:
- Bởi vì sản phẩm có tính quy hồi và có thể là thành phẩm chung của nhiều sản phẩm lớn hơn, nên để quản lý được nó ta phải biết lập trình
- An outcome is a change in human behavior that drives business results
- Design thinking bắt đầu từ một đề bài. Nhưng đề bài được ra thế nào thì không nói
- Các công ty không quan tâm đến tính năng chuyên biệt
- Insight trong phát triển sản phẩm gắn liền với việc thay đổi hành vi người dùng
- Có thêm nhân viên không làm sản phẩm phù hợp với thị trường hơn
- Khi app có nhiều tính năng thì sẽ không biết một người dùng không vào là vì họ không tìm thấy tính năng họ cần hay là vì họ không biết app có tính năng họ cần
- Ngôn ngữ của người dùng và ngôn ngữ của người cung cấp giải pháp có thể khác nhau
- Người dùng yêu cầu tính năng không có nghĩa là họ sẽ dùng
- Người dùng hài lòng với chất lượng sản phẩm, không phải tốc độ làm ra nó
- Mô hình xoắn ốc nhấn mạnh vào phân tích rủi ro
- Làm sản phẩm thiên về cảm giác, làm tăng trưởng thiên về dữ liệu
- Phân loại người dùng khi phát triển sản phẩm khác với phân khúc khách hàng
- Những người viết phần mềm vì cả nhu cầu của mình và người giống mình
- Sản phẩm ra mắt 10 năm rồi cũng có thể không biết gì về người dùng
- Đặc điểm của quy trình phát triển sản phẩm truyền thống là bước nghiên cứu xem ý tưởng có đúng không luôn đến sau việc nghĩ ra được ý tưởng đó trước
- Việc làm sản phẩm thì muốn làm thật ít chức năng càng tốt. Việc viết phần mềm đòi hỏi nên lên kế hoạch các chức năng kỹ càng
- ❓Có nên làm tiếp thị khi mình chưa làm nghiên cứu người dùng không
- ❓Với một sản phẩm demo còn nhiều lỗi vặt thì có cần phải hoàn thiện những lỗi vặt đó trước khi hỏi ý kiến khách hàng không?
- ❓Thu thập kinh nghiệm từ các blog cũng là xây dựng sản phẩm
- ❓Tung ra quá sớm sẽ dễ bị thị trường chi phối ngược lại
-
Chỉ số:
- Chỉ theo đuổi một chỉ số là quá đơn giản
- Chỉ số ta theo đuổi phải là chỉ số về giá trị của sản phẩm đối với người dùng
- Các chỉ số đo lường thu nhập
- Khi một phép đo trở thành mục tiêu, nó thường mất đi sự hiệu quả của nó
- NPS trên 50% là đạt được sản phẩm phù hợp thị trường
- Dựa vào KPI thì bộ phận kinh doanh sẽ có tiếng nói lớn nhất, còn đội phát triển sản phẩm rất ít có tiếng nói
- Nếu bạn không thể đo lường, bạn không thể cải tiến
- Phân tích quyết định đa tiêu chí (MCDA) là phương pháp để tìm điểm đánh đổi tối ưu nhất
- Tăng trưởng của thị trường quan trọng hơn tăng trưởng doanh số
- Tăng trưởng là khoảng cách giữa chuyển đổi và rời bỏ
- Chỉ nên nghĩ về viral khi đã có một lượng người thực sự sử dụng sản phẩm của mình
- Tỉ lệ quay lại là thứ quan trọng nhất trong tăng trưởng
- ❓Bản chất của phân tích quyết định đa tiêu chí vẫn là quy về một chỉ số
- Đừng dùng chỉ số sao bắc cực, hãy dùng chỉ số hải đăng
- ❓Kết quả cuối cùng của MCDA có khác gì với tiền
- ❓Thứ quan trọng nhất là tìm được sản phẩm phù hợp thị trường. Tất cả những thứ khác đều không quan trọng bằng
-
Kiểm định giả thuyết:
- Có quá nhiều điều cần kiểm chứng nhưng dù muốn đi tìm cũng không ai chịu dành thời gian để trả lời
- Giả định có mặt ở khắp nơi
- Hãy liệt kê những niềm tin trước khi phỏng vấn
- Việc kiểm định giả thuyết thường bị bỏ qua khi có quá nhiều việc
- Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để kiểm tra giả thuyết sẽ tránh thiên kiến tốt hơn là dùng một phương pháp nhiều lần
- Hệ thống giả thiết ban đầu dễ khiến ta bỏ qua việc kiểm chứng niềm tin, hoặc kiểm chứng bằng những câu hỏi định hướng
- Để có thể thiết kế một giải pháp một cách nhanh chóng và tự tin, ta cần được thử nghiệm ý tưởng mới và kiểm tra giả thiết ngay khi chúng vừa được nghĩ ra
- Đừng chạy theo tính năng, mà hãy xác định vấn đề cần ưu tiên giải quyết và nhanh chóng kiểm tra các giả thuyết
-
Nghiên cứu, tìm ý tưởng:
- 1 nghiên cứu 20 ngày khác với 4 nghiên cứu 5 ngày
- Các nghiên cứu có thể có cùng một mục tiêu nghiên cứu, nhưng khác nhau về câu hỏi nghiên cứu
- Biểu đồ cánh hoa phù hợp cho việc phân tích bối cảnh cạnh tranh ở một thị trường mới hoặc resegmented markets
- Biểu đồ cạnh tranh giúp ta có được những giả định đầu tiên về những khách hàng đầu tiên của chúng ta
- Các mạng xã hội có những báo cáo về xu hướng của người dùng nền tảng của họ
- Tổng hợp các cách biểu diễn các bên liên quan
- Biểu đồ cạnh tranh XY phù hợp cho việc phân tích bối cảnh cạnh tranh trên một thị trường đã có sẵn
- Giai đoạn lên ý tưởng thường khó khăn
- Idea là một cái gì đó để thử, còn insight là kết quả của sự thử
- Những thứ không quan trọng có thể tự xử lý lẫn nhau
- Ai cũng có một kế hoạch cho tới khi bị đấm vào mồm
- Nên ưu tiên làm những việc có thể sẽ khiến ta phải viết lại kế hoạch
- Sự ghi chú tạm để để sau thôi cũng có khi tốn vài tiếng
- Việc lập kế hoạch là để giảm những hệ quả không lường trước được và tạo ra được sự bền vững dài hạn
- Việc bàn kế hoạch sẽ có nhiều chủ đề đâm ngang mà cũng phải bàn cho rốt ráo
- Việc ưu tiên ra quyết định nhanh làm ta thấy thảo luận và dành thời gian xây dựng kế hoạch và nghiên cứu là phí thời gian
- Để không bị đối thủ đấm vào mồm mà còn đấm được vào mồm hắn thì phải lên kế hoạch
- Knowns and unknowns
- Nghiên cứu, tìm ý tưởng
- Dữ liệu cho dự đoán tin cậy về hành vi người dùng
- Dữ liệu cho ta biết hành vi của một người, nhưng không nói lý do họ làm điều đó
- Có 4 loại câu hỏi – đặc điểm, thái độ, lòng tin, hành vi
- Khảo sát thường được dùng để kiểm chứng các phát hiện quan trọng có được từ phỏng vấn trên quy mô lớn
- Khảo sát định lượng chỉ có tính chính xác tương đối
- Khảo sát tốt nhất là chỉ có một câu. Người chịu khó trả lời câu hỏi mở thường là người đã quý mến mình sẵn rồi
- Vì câu hỏi nghiên cứu thường là câu hỏi mở, nên ta cần chuyển thành câu hỏi định lượng được
- 5 người dùng đầu tiên phát hiện 85% vấn đề ở sản phẩm
- Người dùng dịch vụ của mình thường phản hồi những thứ họ chấp nhận được. Người dùng dịch vụ của đối thủ thường phản hồi những thứ họ không chấp nhận được
- Nên phỏng vấn cả những người không nằm trong nhóm đối tượng mục tiêu của mình
- Nên phỏng vấn một tập người dùng nhiều lần, nhưng không nên một người nhiều lần
- Người thích mình thường có nhu cầu khác về sản phẩm so với người không thích mình
- Việc chọn đối tượng phỏng vấn phụ thuộc vào việc giả định của mình liên quan đến hành vi nào
- Insight sẽ thường ra ngay lúc phỏng vấn
- Người có nhu cầu thường để lại ấn tượng nhiều, nhưng số lượng không nhiều trong thị trường
- Con người không muốn mâu thuẫn với những điều mình nói ra
- Con người nhiều khi không nói dối mà chỉ đang lý tưởng hoá bản thân
- Người dùng nói thích một tính năng không có nghĩa là họ sẽ bỏ những sản phẩm khác để đến với tính năng của mình
- Sự tiêu cực của người dùng là cơ hội làm dự án
- Người dùng thường không nói không với những tính năng mới
- Hãy hỏi người dùng họ cần sản phẩm này để giải quyết việc gì
- Kết quả phỏng vấn phải actionable
- Khi phỏng vấn hãy hỏi cả về hành vi, đừng chỉ hỏi về lý do họ làm điều đó
- Một số ví dụ về mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu người dùng không nên là một bước, mà nên là một hoạt động diễn ra liên tục
- Nếu có thể phỏng vấn liên tục thì không gặp phải áp lực hỏi quá nhiều
- Phần lớn các câu hỏi nghiên cứu không thể sử dụng để hỏi trực tiếp
- Phỏng vấn phù hợp để hiểu lý do cho một hành vi của một người
- Phỏng vấn là để hiểu vấn đề người dùng gặp phải, không phải để cải thiện giải pháp
- Phỏng vấn người dùng nên được diễn ra liên tục, tốt nhất là hàng tuần. Khảo sát thì không nên nhiều, mỗi quý một lần là được
- Phỏng vấn phù hợp để đánh giá cách tiếp nhận hay thái độ
- Phỏng vấn thường kém chính xác trong việc dự đoán các hành vi tương lai của người dùng
- Trong nhiều trường hợp, kết quả phỏng vấn bị rơi vào quên lãng
- Phỏng vấn
- Trả tiền cho người phỏng vấn sẽ khiến họ làm việc chuyên nghiệp
- Việc phỏng vấn làm ta mệt và muốn nghỉ ngơi, nhưng ta vẫn phải tiếp tục làm
- Tìm hiểu vào bối cảnh, không chỉ hành vi đơn lẻ
- ❓Có nên yêu cầu người tham gia phỏng vấn phải đọc trước cái gì không
- ❓Có nên phỏng vấn một người nhiều lần để vét cạn suy nghĩ của họ về các giả thiết của mình
- ❓Câu hỏi khiến cho đáp viên muốn nói dối
- ❓Người dùng thấy không hiểu ý đồ của mình và giải thích nhiều vì nghĩ là mình không hiểu
- ❓Có nên đưa câu hỏi trước cho người tham gia phỏng vấn đọc trước không. Có nên cho họ coi kết quả ghi chú của mình không
- ❓Làm sao để cho họ tiếp tục nói hết ý của mình khi mà họ không có nhiều thời gian cho mình, và mình cũng không có nhiều tiền để trả họ
- Sự miễn phí chỉ có ích khi ta cần phản hồi của người dùng, hoặc khi nền tảng của ta cần hiệu ứng mạng
- Persona tuy tạo sự đồng cảm với người làm sản phẩm, nhưng lại chứa quá nhiều giả định
- Các câu chuyện mà người dùng kể được lấp đầy bởi khoảng trống mà họ kỳ vọng vào thế giới
- Đừng dùng câu chuyện người dùng (user story), mà hãy dùng câu chuyện công việc (job story)
- Segmentation là một nhóm user, còn persona thường là một chân dung có tính đại diện của nhóm đó
- ❓Persona là exemplar của segmentation
- ❓Persona khác gì với segmentation
- ❓Với những người mà mình biết sẽ có cố gắng tìm hiểu mình, mình nên tiếp tục cho họ thấy mình có những thứ họ cần, hay là cho họ thấy mình là như thế nào
- Mô hình kinh doanh và định giá
- Người giúp đỡ sẽ khó có động lực giúp nếu không thấy ý tưởng mình rõ ràng
- Ý tưởng với hiểu biết sâu đều là giả thiết
- ❓Hiểu biết sâu thông qua việc bắt tay vào làm, hay hiểu biết sâu thông qua việc nghiên cứu
- ❓Khảo sát để lọc ứng viên phỏng vấn khác gì khảo sát để xác nhận phát hiện mới từ phỏng vấn trên quy mô lớn
- Phân loại người dùng khi phát triển sản phẩm khác với phân khúc khách hàng
- Những câu hỏi đánh giá tác động đòi hỏi phải nghiên cứu sâu
-
Quan niệm, thái độ, hành vi của người dùng:
- Khoảng 20% người mở tab lên là tắt ngay hoặc để đó không đọc
- Người đã biết xài công nghệ sẽ muốn tiết kiệm thời gian
- Người muốn có giải pháp sẽ muốn đọc nội dung dài
- Những tính năng khác của app hấp dẫn hơn tốc độ app, trừ phi nó quá chậm
- Trong số những người chịu đọc, về trung bình họ dành ra 25 s đầu để hiểu giao diện, các tính năng khác và hình ảnh. Sau đó cứ 100 chữ thì đọc thêm 4.4 s, cỡ 18 chữ