Nhiều ngành học xem con người là kết quả của những thứ bên ngoài trong mối quan hệ nhân quả. Nhân học chỉ chú trọng đến việc nói rằng bạn có thể khác biệt, rằng bạn còn có thể là người khác
Đưa chúng ta quay ngược dòng thời gian về với thời điểm sáng lập nên ngành nhân học như một ngành khoa học, Hage nhắc chúng ta rằng nhân học đã khởi phát là nghiên cứu về ‘tha nhân’ – người khác (other). Đấy là cội nguồn nền tảng của nhân học. Ngày nay điều này không chỉ có ngành nhân học. Giờ đây chúng ta có thể nghiên cứu mọi thứ, mọi nhóm người, hiện đại hay truyền thống, lớn, nhỏ, địa phương, toàn cầu, đô thị hay nông thôn.... Nhưng nhân học luôn phải gắn với cội nguồn của mình, với nghiên cứu về tha nhân. Đó là trái tim của nhân học. Không có nghiên cứu này sẽ không có nhân học. Tại sao? Bởi vì cái mà chúng ta học hỏi được là điều mà chúng ta sẽ mang đến với những loại nhân học khác. Cái chúng ta học được từ tha nhân là gì? Chúng ta có thể thấy bằng cách so sánh nhân học với những ngành khoa học xã hội khác. Tất cả khoa học xã hội tìm cách mang lại cho chúng ta một sự hiểu biết về xã hội và văn hoá loài người, về chúng ta – những sinh vật xã hội – là ai. Có nhiều cách khác nhau để làm điều này. Hage đưa ra 4 ví dụ:
In Philosophy, we learn different perspectives and debates that have guided our thinking, our law-making, our ideas about right and wrong, the moral basis of our society. So in Vietnam we might study Confucian thought, for example, as one key to understanding why we think as we do today
Trong ngành Triết học, chúng ta học các quan điểm và tranh luận khác nhau định hướng suy nghĩ của chúng ta, việc làm luật, ý tưởng của chúng ta về đúng và sai, nền tảng đạo đức của xã hội chúng ta. Vì vậy ở VN chúng ta sẽ học tư tưởng Nho giáo là một chìa khoá để hiểu được tại sao chúng ta có lối suy nghĩ như hiện nay.
In Sociology, we learn what the social forces are that shape us in our society. For example, in modern society, we learn that technology has a major influence on our lives, on how we live. In HCMC we might learn that population size and density affects the way we live.
Như trong xã hội học, chúng ta học về các nguồn lực xã hội nào định hình nên chúng ta trong xã hội. Ví dụ trong xã hội hiện đại chúng ta biết rằng kĩ thuật công nghệ có một tác động chủ đạo lên cuộc sống của chúng ta và cách thức chúng ta sống. Ở TPHCM, chúng ta có thể biết rằng quy mô dân cư và mật độ dân cư tác động cách mà chúng ta sống.
In Psychology, we look at how we are made mentally and at ways in which we can be psychologically different, how the brain makes us into what we are and how this can be influenced by various factors, accounting for variations within the population.
Trong Tâm lý học, chúng ta nhìn vào cách thức chúng ta được tạo ra về mặt tinh thần và cách mà chúng ta có khác biệt về mặt tâm lý, cách thức bộ não làm cho chúng ta thành chúng ta hiện nay và làm sao điều này bị tác động bởi những nhân tố khác nhau, chịu trách nhiệm cho sự khác biệt trong dân cư.
In History, we learn how we came to be who we are historically, we learn about the influence of the past on the present, that we are who we are because of our history. So in Vietnam we might need to understand the historical relationship with China, for example, to properly understand who we are as Vietnamese.
Trong ngành Lịch sử, chúng ta học về cách chúng ta trở thành chúng ta hiện nay về mặt lịch sử, và chúng ta học về những ảnh hướng của quá khứ lên trên hiện tại, và rằng chúng ta là như hiện nay bới vì lịch sử của chúng ta. Vì vậy ở VN chúng ta cần phải hiểu về mối quan hệ lịch sử với TQ để có thể hiểu một cách thích đáng người VN chúng ta là ai. All of these are causal relationships – we are who we are because of our society/our history/our brains/our philosophical traditions. We are the effect or the result of these influences.
Tất cả những việc này là các mối quan hệ nhân quả - chúng ta như hiện nay bởi vì xã hội/lịch sử/não bộ/truyền thống triết học của chúng ta. Chúng ta là hiệu quả hoặc kết quả của những tác động này.
In anthropology it is different. Anthropology is a distinctive way of getting you to know yourself and your society. It is not causal. Anthropology does not tell you that you are made into who you are by something outside of yourself. Instead, it gets you to go outside of yourself by telling you that you can be different, NOT yourself, that you can be other than yourself.
Trong ngành Nhân học thì khác. Nhân học là một cách thức riêng biệt để làm cho bạn hiểu biết về chính bạn và xã hội của bạn. Nó không phải là nhân quả. Nhân học không nói cho bạn biết bạn được tạo thành con người bạn hiện nay bởi điều gì bên ngoài bạn. Thay vào đó nó đưa bạn ra bên ngoài chính bạn bằng cách nói với bạn rằng bạn có thể khác biệt, không phải là bạn, rằng bạn còn có thể là người khác.
Anthropology can be combined with any of these other disciplines, and often is. But anthropology is distinctive in that it tells you about other ways of being, about ways of being human that are not your way of being human. This is why the study of the ‘other’ is so important. This involves sameness as well as difference. By studying people other than ourselves we learn that we can be different, but we also learn that we are all the same in a fundamental way, as human beings. As Victor Turner put it, “Anthropology is going away to a far place in order to understand a familiar place better”.
Nhân học có thể kết hợp với bất kì ngành khoa học nào khác và thường là như thế. Nhưng nhân học là đặc biệt ở chỗ nó cho bạn biết về những cách thức tồn tại, về cách thức làm người không hẳn chỉ là cách bạn làm người. Đấy là lí do tại sao nghiên cứu ‘tha nhân’ là rất quan trọng. Điều này gắn với sự giống nhau và khác nhau. Bằng cách học về những con người khác chúng ta, chúng ta biết được rằng chúng ta có thể khác biệt, nhưng chúng ta cũng biết rằng tất cả chúng ta về cơ bản đều giống nhau vì cùng là con người. Như Victor Turner đã từng viết, “Nhân học là đi đến những vùng xa lạ để hiểu hơn về nơi quen gần.”
This otherness is within us, because we too are human, like the others we contrast ourselves with. Anthropology reveals our potential to be different. This is what makes anthropology different, and it is what makes it political, says Hage. We keep this humanistic perspective in mind whatever our object of study, even when we do ‘anthropology at home’.
“Tha nhân” này nằm trong chính chúng ta, bởi vì chúng ta cũng là con người, giống như những người khác mà chúng ta tự mình đối lập. Nhân học hé cho chúng ta thấy tiềm năng về sự khác biệt của chúng ta. Đây là điều làm cho nhân học khác biệt với những ngành khác và làm nó mang tính chính trị, theo lời của Hage. Chúng ta lưu giữ quan điểm nhân văn này trong đầu bất kể đối tượng nghiên cứu của chúng ta là gì, thậm chí khi chúng ta là ‘nhân học ở nhà.’
This enables us to avoid fatalism, the idea that we are as we are, and that we cannot change this, that we cannot be different, that we are greedy, materialistic, aggressive, or whatever. Việc này cho phép chúng ta tránh khỏi điều sai lầm rằng chúng ta là như chúng ta hiện nay và không thể thay đổi được điều này, rằng chúng ta không thể khác đi, chúng ta tham lam, đam mê vật chất, hung hăng hay gì gì khác.
Nguồn:: Patrick McAllister, University of Canterbury, Phương pháp luận và phương pháp trong nghiên cứu nhân học
Việc phân tích văn hoá không phải là một khoa học thực nghiệm tìm kiếm quy luật, mà là một khoa học lý giải ý nghĩa
Nhân học là triết học trong xã hội Nhân học cho ta cái nhìn sơ lược về những khả thể khác của con người