Môi trường nghĩ, nhận thức tăng cường
Có một bạn hỏi mình Discord của Obsidian:
Mấy thứ hay ho này bạn tìm được hay vậy, trước giờ mình siêng lắm thì chỉ biết mấy trang thông dụng như Product Hunt, Tool Finder mà cũng chưa tiếp cận được mấy cái thú vị như này cũng chẳng biết tìm thế nào
Mình nghĩ cái mà bạn đang tìm kiếm là một từ khoá. Và mình nghĩ cái từ khoá bạn đang kiếm là công cụ nghĩ (tool for thought). Mình nghĩ có thể xem nó như là một bản mở rộng của khái niệm UX. Nhưng nếu chỉ kiếm trên Product Hunt thì mình nghĩ cũng chiều sâu kiến thức của những trang này cũng hạn chế, vì vốn nó chỉ tập trung vào trưng bày công cụ, chứ không phải cái ý đồ thiết kế nên các công cụ này. Mình nghĩ tốt nhất là tìm những tác giả tiên phong về vấn đề này thì sẽ có thêm nhiều hiểu biết sâu hơn. Những công cụ họ giới thiệu sẽ được tạo ra từ động lực trong quá trình nghiên cứu, có lẽ sẽ tốt hơn những công cụ được tạo ra từ động lực kiếm tiền.
Mình bắt đầu bước vào thế giới của công cụ nghĩ khi đọc ghi chú này của kepano (hồi đó chưa làm CEO của Obsidian): Evergreen notes turn ideas into objects that you can manipulate. Sau đó tìm hiểu về Andy Matuschak rồi càng ngày càng dính sâu hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nữa thì có thể đọc thêm về Bret Victor với Maggie Appleton. Phong cách mỗi người đều có một cái gì đó đặc trưng. Bret Victor mình thấy phảng phất tính nghệ sĩ, lãng mạn, vị lai, nhấn mạnh vào trải nghiệm giác quan và mối quan hệ giữa cơ thể và không thời gian. Công ty mà Bret Victor tạo ra, Dynamicland, đang tìm cách xây dựng một môi trường lập trình bằng toàn bộ cơ thể và giác quan. Maggie Appleton mạnh về tiếp cận nhân học, thiết kế, ngôn ngữ học và lịch sử. Các công ty và hội thảo mà Maggie tham gia thì thiên về sự liên thông dữ liệu để tạo thành một nguồn tài nguyên cho cộng đồng. Andy Matuschak và Michael Nielsen thì thiên về khoa học nhận thức, tương tác máy-người, giáo dục. Andy cũng là nhà nghiên cứu độc lập, gây quỹ qua Patreon chứ không có thuộc biên chế của trường hay công ty nào, nên cũng có bàn về vị trí của lĩnh vực này trong môi trường học thuật cũng như môi trường kinh doanh.
Rộng hơn công cụ nghĩ là nhận thức tăng cường (augmented cognition). Andy bảo rằng cái này còn thú vị hơn là AI hay cấy chíp vào não.
Làm sao để tìm được thứ cần tìm khi không biết từ khoá chính xác của nó?
Bret Victor, Andy Matuschak, Maggie Appleton
-
-:
- Chúng ta không quen thuộc với luỹ thừa
- Explorable explanation thiên về toán, còn data journalism thiên về thống kê dữ liệu
- Các công ty ít có lợi trong việc đầu tư nghiên cứu môi trường tư duy
- Explorable explanation phù hợp cho các trình bày liên quan chặt chẽ đến toán hơn
- Hmm…Because…So now…
- Hành vi và phản ứng là những thứ native trong môi trường máy tính
- Con người có khả năng tự nhận thức ra lỗi tư duy của mình, dù khả năng đó không hoàn hảo
- Môi trường nghĩ là nơi ta có thể có những loại suy nghĩ mới, những suy nghĩ mà trước đây ta không thể hình thành
- Powerful medium enables powerful representations
- Một môi trường nghĩ thực sự mới là nơi chỉ việc dùng nó thôi sẽ thay đổi cả cách nghĩ của toàn bộ một nền văn minh
- Việc dùng game hoá để giải thích có một bất lợi là các công ty làm game tập trung vào việc tạo ra game có tính giải trí hơn là việc giải thích
- Thật khó để nghe thấy sự nghĩ của chính mình
- Nghĩ về sự nghĩ làm tăng thêm khối lượng nhận thức mà chúng ta có trong tâm trí, qua đó làm phân tán sự tập trung của ta khỏi thứ mà ta định làm
- Đồ thị giúp ta thấy được mẫu hình
- Việc đơn giản hoá một khái niệm phức tạp để giải thích cho một đứa trẻ hiểu làm cho bản thân người giải thích hiểu được thêm về khái niệm
- ❓Môi trường nghĩ giúp ta hiểu được những thứ phi tuyến bằng việc tuyến tính hoá nó, còn công nghệ là thứ khiến ta làm được những thứ phi tuyến kể cả khi mình không thoát khỏi sự tuyến tính
-
Công cụ nghĩ:
- Công cụ là sự nối dài của cơ thể
- Công cụ không chỉ là cách để đạt mục tiêu nhanh hơn, mà còn thay đổi tư duy của chúng ta
- Công cụ nghĩ giúp ta có thể nghĩ tới những suy nghĩ khó nghĩ và bất khả nghĩ
- Những công cụ nghĩ tốt đa phần là sản phẩm phụ của những nỗ lực giải quyết những vấn đề nghiêm túc
- Xây dựng hệ thống luôn là nhiệm vụ phụ
- Đồ thị không phụ thuộc vào hướng. Bản đồ phụ thuộc vào hướng
-
Đọc và viết:
- Collecting material feels more useful than it usually is
- Cần những cách lưu dữ liệu khác nhau cho việc họp, nghiên cứu và quản lý dự án
- Evergreen giúp tăng khả năng nhìn thấy được mâu thuẫn
- Evergreen notes biến ý tưởng trở thành vật thể để mình thao tác
- Ghi chép tay creates a tactile information recall
- Khu vườn số luôn phát triển và thay đổi. Nó không bao giờ có trạng thái xong
- Ta thường không sẵn sàng để đọc một tài liệu khi ta mới thấy nó
- Ghi chép thứ mình nhớ kém
- Giàn giáo nhận thức cần phải tuỳ biến với quá trình hiểu biết của người dùng
- Tiếng Anh càng làm mình muốn đọc lướt hơn
- Tóm tắt nội dung bài giảng, dùng bút đánh dấu đoạn văn bản quan trọng khi đọc sách, đọc đi đọc lại một chương sách hoá ra lại là những cách không mang lại mấy hiệu quả về ghi nhớ
- Đọc lướt không giúp ta tiếp thu được gì cả
- Việc thu thập tài nguyên tạo cảm giác hữu ích hơn là thực sự hữu ích
- Ý tưởng nếu không ghi lại ngay sẽ quên rất nhanh
- Giấy và bút không thể hiện hành vi của hệ thống đang được nghiên cứu
- In nghiêng câu trích dẫn thay vì để vào trong ngoặc kép làm câu văn tự nhiên hơn
- Dùng thuật ngữ chính xác hơn dùng từ bình dân, nhưng ngay cả chuyên gia cũng không phàn nàn về việc dùng từ bình dân, miễn là việc đó không tạo ra sự mơ hồ
- Một văn bản không nên chỉ là thứ để truyền đạt thông tin hay hiểu biết một chiều và thụ động, mà còn nên trở thành một sân chơi cho người đọc khám phá
- Sự phát minh của việc viết phát minh ra việc lập luận
- Những câu trả lời luôn giả định người hỏi hiểu trước một vài khái niệm
- Sự phát minh ra ký hiệu phát minh ra toán học hiện đại
- Tinh túy của một cuốn sách chính là mục lục của nó
- Viết cho phép ta nghĩ về sự nghĩ
- Ta không tận dụng hết được môi trường máy tính khi chỉ bắt chước môi trường giấy
- Sách và bài giảng là những môi trường được thiết kế như thể người học hiểu hết hoàn toàn trong một lần tiếp thu, kể cả khi tác giả và giảng viên cũng không thực sự nghĩ vậy
- Ta hiểu một đoạn 100 chữ nếu có không quá 3 từ không biết
- Việc rút gọn cả bài thành câu tóm tắt chỉ có tác dụng khi mình hiểu dược những khái niệm quan trọng trong bài
- Viết làm suy nghĩ không còn là vô hình
- Đọc một bài viết sâu làm ta biết mình cần phải làm gì nhiều hơn là đọc một bài viết nông
- Đọc mục lục một cuốn sách thì đơn giản, nhưng có thể truy xuất được điều mình cần và vận dụng nó một cách hiệu quả thì phải đọc cả cuốn sách
-
Mạng xã hội: