Người người vạch chiến lược hay nhiều khi được giao triển khai luôn, hoặc người làm chuyên môn tốt nhiều khi được đề bạt lên làm quản lý, lãnh đạo

Trong khi tư duy cần dùng cho mỗi loại công việc này là khác nhau
Công việc khai phá và công việc khai thác


NGHĨ VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ THỰC THI

Sau nhiều năm đi làm, mình ngày càng cảm nhận rõ thế nào là “Chiến lược”, thế nào là “Thực thi”. Đột nhiên muốn viết ra 1 vài suy nghĩ của bản thân về chủ đề này.

Nói đến định nghĩa, kể cả đến khi 25,26 tuổi, mình vẫn không thực sự phân biệt được đâu là chiến lược, đâu là thực thi. Thường xuyên đóng vai trò chịu trách nhiệm cao nhất trong các dự án hay tổ chức, việc lên kế hoạch và triển khai với mình trở thành công việc hàng ngày, công việc nào cũng cần tính toán, phân tích, ra quyết định, làm việc với nhiều bên liên quan để thuyết phục, trình bày v.v

Mãi sau này, đến khi đi làm cho các doanh nghiệp lớn hơn, và bây giờ là tư vấn chiến lược và chuyển đổi số cho các doanh nghiệp khác nhau, mình mới cảm nhận rõ sự khác biệt giữa hai yếu tố này.

CHIẾN LƯỢC QUAN TRỌNG HƠN HAY THỰC THI QUAN TRỌNG HƠN?

Điều này giống như hỏi là khi bạn rơi xuống nước: kỹ thuật bơi quan trọng hay thể lực quan trọng? Điều này phụ thuộc vào bạn rơi xuống bể bơi trong nhà hay rơi giữa biển đầy sóng gió.

Doanh nghiệp càng lớn, càng cần cân bằng giữa hai yếu tố. Doanh nghiệp nhỏ, chiến lược tốt hoặc thực thi tốt có thể bù đắp cho phần còn lại.

ĐÒI HỎI NHỮNG KỸ NĂNG KHÁC BIỆT ĐỂ LÀM TỐT - VÀ CÓ LẼ LÀ CON NGƯỜI KHÁC BIỆT

Lãnh đạo là một vị trí rất khó, mất nhiều năm mình mới cảm nhận được rõ rệt điều này. Và kể từ đó, mình tập trung làm việc trong nhóm nhỏ, hoặc vai trò solo. Công việc cuối cùng đòi hỏi quản trị 1 nhóm trên 10 người của mình là ở MoMo, 18 tháng trước.

CHIẾN LƯỢC
Thiết kế chiến lược đòi hỏi bạn phải biết cách xác định các loại thông tin cần thiết, sàng lọc thông tin, tìm ra các insight hữu dụng. Nó đòi hỏi bạn phải có hiểu biết về các framework, thinking model và sử dụng chúng 1 cách linh hoạt. Nó đòi hỏi bạn phải cân bằng giữa các dữ liệu thực tế, hiểu biết cá nhân, kinh nghiệm quá khứ lẫn các suy đoán tương lai.
Một chiến lược tốt đòi hỏi khả năng phân tích, logic, xử lý đa biến, khả năng sáng tạo. Như kiểu chơi trò xếp hình vậy, bạn cần nhìn thấy mối liên hệ giữa hàng nghìn mảnh ghép lộn xộn.

THỰC THI
Thực thi lại đòi hỏi cân bằng giữa kỷ luật và sự linh hoạt. Bạn cần có khả năng quản lý thời gian, quản lý con người, quản lý các nguồn lực. Bạn cần hiểu bản chất của chiến lược, và đưa ra các quyết định cụ thể mỗi ngày, mỗi giờ, tùy vào tình hình thực tế.

Chiến lược sẽ không nói cho bạn biết hôm nay có bao nhiêu việc, phải làm chúng trong bao lâu, và đối xử ra sao nếu 1 thành viên trong nhóm trả lại kết quả không như ý. Chiến lược không nói cho bạn biết phải làm sao nếu nhân sự bạn cần đã không được tuyển kịp thời, và làm thế nào nếu có 1 đối tác “lật kèo”.

............

Phái DOer thường hay chê phái THINKer là “Lý thuyết suông”, “Chỉ nói là giỏi, làm thì như C*t”
Phải THINKer thường hay chê ngược lại là đội DOer là “thiếu logic” “thiếu cơ sở” “không khoa học” “không nhất quán”

...........
Tốt đẹp nhất là những người có năng lực làm cả 2 việc, thứ nhì là có sự ăn ý giữa người “chiến lược” và người “thực thi”. Ngược lại, khi người giỏi cái này buộc phải làm cái kia, danh tiếng người đó thường tổn hại, doanh nghiệp cũng thiệt hại.

Tiếc là nhiều người vạch chiến lược hay, nên mọi người cũng nghĩ là họ làm tốt, nên giao họ triển khai luôn.
Hoặc là, nhiều người làm chuyên môn tốt, thế là được đề bạt lên làm quản lý, lãnh đạo.

Nguồn:: Hoàng Đức Minh, NGHĨ VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ THỰC THI