Phỏng vấn phù hợp để đánh giá cách tiếp nhận hay thái độ
Ví dụ nhiều người hay chê một ai đó là hát không hay, nhưng vẫn theo dõi và xem hết các MV của người đó mỗi khi ra mắt.
Một mục tiêu nghiên cứu ví dụ là Kiểm tra cách khách hàng tiếp nhận ý tưởng về sản phẩm
. Mục tiêu này dành cho sản phẩm chưa ra đời, hoặc ít nhất là khách hàng chưa biết tới. Các câu hỏi nghiên cứu có thể là:
- Khách hàng phản ứng như thế nào khi nghe ý tưởng về sản phẩm (hào hứng, tò mò, thờ ơ, hoang mang v.v)?
- Khách hàng có cảm thấy họ sẽ muốn tìm hiểu về sản phẩm khi nghe đến ý tưởng này không?
- Có các rào cản về văn hóa, và đạo đức khi nghe đến ý tưởng này không?
Ví dụ, mình từng phỏng vấn khách hàng về ý tưởng một mạng xã hội ăn uống dành cho MoMo, nơi một người nếu biết số điện thoại của người khác, có thể nhìn thấy lịch sử các quán ăn của người đó hay ăn. Mặc dù mọi người rất hào hứng với ý tưởng này, nhưng họ lại e ngại việc phải chia sẻ thông tin cá nhân cho người khác. Nhóm nghiên cứu sau đó dựa trên phản ứng này, đã quyết định ẩn thời gian, số lần ăn ở các quán, (chỉ hiện thị danh sách quán), bổ sung thêm tính năng cho phép ẩn danh, ẩn quán, và thiết kế thêm 1 số incentive cho người mở danh sách của mình và có nhiều lượt follow.
Mục tiêu Kiểm tra cách khách hàng tiếp nhận ý tưởng về sản phẩm
nghe qua giống như mục tiêu Xác định mức độ sẵn sàng khám phá sản phẩm của khách hàng
, tuy nhiên khác nhau ở chỗ một cái thì muốn tìm hiểu về thái độ, phương thức tiếp nhận, phản ứng đầu tiên khi nghe về sản phẩm, còn một cái thì muốn đánh giá nhu cầu, khả năng tiếp nhận. Nó đang cố dự đoán hành vi tương lai của người dùng (mà Phỏng vấn thường kém chính xác trong việc dự đoán các hành vi tương lai của người dùng). Nó kiểm tra khả năng bán hàng thì tốt hơn.
Nguồn:: Hoàng Đức Minh