Hoạt động trải nghiệm là việc tận dụng những gợi ý manh mối, dấu vết, cử chỉ, và cảm quan trước khi phát triển những diễn giải ổn định
Khái niệm:: Trải nghiệm
Luận điểm nghiêm túc nhất về vai trò của trải nghiệm trong các khoa học về văn hóa và lịch sử được thể hiện trong một khái niệm chung gọi là Verstehen (tạm dịch là hiểu qua trải nghiệm) 23 . Trong quan điểm đầy ảnh hưởng của Dilthey, việc hiểu về người khác có thể bắt đầu nẩy sinh chỉ hoàn toàn là từ một thực tế là cũng tồn tại trong một thế giới chung. Những chính cái thế giới của trải nghiệm này (có thể mô tả là nền tảng mang tính tương tác giữa các chủ thể làm cơ sở cho những dạng thức khách quan của kiến thức) là cái thiếu vắng hay là vấn đề đối với các nhà điền dã dân tộc học bắt đầu thâm nhập vào một nền văn hóa xa lạ. Do đó, trong những tháng đầu của quá trình thực địa (và thực sự là trong suốt quá trình nghiên cứu) những gì diễn ra thường giống như việc học ngôn ngữ theo cách hiểu rộng nhất của từ này (nghĩa là học cách diễn đạt và hiểu diễn đạt của người bản địa về trải nghiệm trong giao tiếp với họ để chia xẻ về trải nghiệm-NHĐ). Cái gọi là “khu vực chung” trong quan niệm của Dilthey sẽ phải được thiết lập đi thiết lập lại, để có thể xây dựng được một thế giới trải nghiệm chung mà trong đó các “sự thực”, “văn bản” và “sự kiện” cũng như những diễn giải về chúng được kiến tạo. Quá trình sống theo cách của mình trong một không gian biểu cảm xa lạ theo như Dilthey thì luôn là một quá trình mang tính chủ quan. Nhưng điều này sẽ trở nên nhanh chóng phụ thuộc vào cái mà ông ta gọi là “những biểu đạt đã được ổn cố vĩnh viễn” (permanently fixed expressions) hay là những dạng thức ổn định mà quá trình hiểu biết luôn phải dựa vào. Sự biện giải về những dạng thức này sẽ cung cấp các nội dung cho tất cả những kiến thức về văn hóa và lịch sử mang tính hệ thống. Do đó đối với Dilthey trải nghiệm gắn liền với diễn giải (và ông là một trong số những lý thuyết gia hiện đại đầu tiên so sánh việc tìm hiểu các dạng thức văn hóa với việc đọc các “văn bản”). Nhưng việc đọc hay biện giải này không thể thực hiện được nếu không có sự tham gia mang tính cá nhân (có nghĩa là trải nghiệm-NHĐ), có cường độ cao và cảm giác gần gũi quen thuộc tích cực trong một không gian chung.
Theo lý thuyết của Dilthey, “trải nghiệm” điền dã dân tộc học có thể được xem như một qua trình xây dựng dần đến một thế giới có ý nghĩa chung, và quá trình này dựa trên những cảm nhận, nhận thức và phỏng đoán mang tính trực giác. Hoạt động này tận dụng những gợi ý manh mối, dấu vết, cử chỉ, và cảm quan trước khi phát triển những diễn giải ổn định. Những hình thức trải nghiệm vụn vặt như vậy có thể được coi là mang tính cảm xúc và/hoặc trực giác. Ở đây chúng ta chỉ có thể nói một vài điều về những dạng thức hiểu biết như vậy trong mối liên quan đến điền dã dân tộc học.
Nguồn:: James Clifford, Về Tính Uy Quyền của Khảo tả Dân Tộc Học