Uy quyền diễn giải loại bỏ các quá trình đối thoại. Uy quyền đối thoại hoàn toàn che dấu đi tiến trình văn bản hóa

Mô hình đối thoại làm nổi bật những nhân tố như bối cảnh của diễn ngôn và tính liên chủ thể mà Ricoeur đã phải loại bỏ ra khỏi mô hình về văn bản của mình. Nhưng nếu uy quyền trong việc diễn giải dựa trên sự loại bỏ các quá trình đối thoại thì cũng phải nói là uy quyền hoàn toàn chỉ nhấn mạnh vào đối thoại cũng sẽ che dấu đi tiến trình văn bản hóa vốn là một thực tế không thể chối bỏ được. Mặc dù khảo tả dân tộc học mô tả sự tương tác giữa hai cá nhân [nhà nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu-NHĐ] có thể thành công trong việc kịch tính hóa tính liên chủ thể và tương tác trong quá trình thực địa và do đó là một đối trọng với những tiếng nói tự cho là có uy quyền [của nhà nhân học hay dân tộc học-NHĐ], thì khảo tả như thế vẫn chỉ là những tái hiện lại hay diễn đạt về quá trình đối thoại qua văn bản. Vì là văn bản cho nên chúng không mang tính đối thoại trong cấu trúc. (Mặc dù Socrates có vẻ như là một thành viên tham gia đối thoại những cuộc đối thoại của mình [với Plato], Plato [ở cương vị tác giả-NHĐ] vẫn giữ sự kiểm soát toàn bộ qua việc tái thể hiện quá trình đối thoại). Sự hoán vị này [nhấn mạnh đến hội thoại thay vị độc thoại của tác giả khảo tả dân tộc học-NHĐ] nhưng không phải là việc loại bỏ hoàn toàn uy quyền mang tính độc thoại, là đặc điểm của bất kỳ một cách tiếp cận nào mà mô tả người làm điền dã như là một trong nhiều cá nhân trong các câu chuyện về thực địa. Hơn nữa trong những hư cấu về đối thoại, thường có xu hướng mô tả đối tác của người làm điền dã như là người đại diện cho văn hóa của người này mà thông qua họ những quá trình xã hội tổng quát sẽ được bộc lộ. Những sự mô tả như vậy đã thiết lập lại uy quyền diễn giải [của nhà nghiên cứu-NHĐ] mà trong đó người làm công việc điền dã “đọc” văn bản trong mối tương quan với bối cảnh và từ đó xây dựng một thế giới [văn hóa- NHĐ] “khác” có ý nghĩa. Tuy việc mô tả những cuộc đối thoại khó tránh được những phương thức điển hình hóa [người đối thoại với nhà nghiên cứu được xem là điển hình cho một văn hóa khác-NHĐ], nhưng nó có thể kháng cự lại ít nhiều việc tái thể hiện một nhóm người khác theo cách thể hiện uy quyền [độc thoại của nhà nghiên cứu]. Điều này phụ thuộc vào khả năng, qua hư cấu, làm cho tiếng nói của người đối thoại bản địa có vẻ xa lạ nhất định đối với những giọng nói khác, và khả năng làm rõ là tình huống trao đổi/đối thoại có những cái bất ngờ.

Nguồn:: James Clifford, Về Tính Uy Quyền của Khảo tả Dân Tộc Học
Sự kiểm soát của người bản xứ đối với những kiến thức có được trong quá trình thực địa là khá đáng kể, và thậm chí là có tính quyết định
Diễn giải văn bản không phải là sự đối thoại do nó không phụ thuộc vào việc có mặt của người nói