Văn hoá là một tập hợp các văn bản

Khái niệm:: Văn hoá
Văn bản là nơi ta đọc ra các ý nghĩa và diễn giải nó
Khi nhà nghiên cứu xem mình là người đọc và chú giải văn bản, họ bóc tách các lớp để tạo ra một văn bản mới. Khi họ xem mình là đưa thư, họ kết nối những văn bản để tạo ra văn bản mới
Việc đọc là sự gặp gỡ, giao thoa của thế giới của văn bản và thế giới của người đọc

Clifford Geertz là đại diện cho khuynh hướng diễn giải trong cách tiếp cận biểu tượng

Như Max Weber, với niềm tin con người là một động vật bị treo lơ lửng trên những mạng lưới ý nghĩa do mình giăng ra, tôi hiểu văn hoá chính là những mạng lưới đó, và vì vậy việc phân tích văn hoá không phải là một khoa học thực nghiệm tìm kiếm quy luận, mà là một khoa học lý giải ý nghĩa

Trong tiểu luận Đam mê cờ bạc — Những ghi chép về chọi gà ở Bali:

Đối với nhà nhân học vốn có sự quan tâm đến các nguyên tắc xã hội được công thức hoá, thì vấn đề không phải là khuyến khích hay khen ngợi đá gà, mà là người đó có thể học được gì về những nguyên tắc từ việc khảo sát văn hoá như là một sự tập hợp các văn bản

Văn hoá có liên quan chặt chẽ đến biểu tượng. Với ông, biểu tượng là phương tiện thể hiện vào trao truyền văn hoá. Nó thể hiện và trao truyền những khuôn mẫu của ý nghĩa (pattern of meanings)

Nguồn:: Nguyễn Đức Lộc

Mỗi xã hội chứa đựng những cách diễn giải của riêng nó. Công việc của nhà nhân học là học cách bước vào những cách diễn giải đó