Thông diễn học bắt nguồn từ việc chú giải kinh thánh

Khái niệm:: Diễn giải, đọc

Trong thần thoại Hy Lạp, nhân vật Hermes là sứ giả của các vị thần. Nhân vật này có sứ mạng truyền lại con người biết những phán quyết và dự án của các vị thần linh. Hermes trở thành trung gian giữa thế giới thần linh và con người, giúp xoá đi hố sâu ngăn cách giữa thế giới thần linh và con người khả tử.

Trong Cơ Đốc giáo, kinh thánh là lời của thiên chúa. Thiên chúa là tác giả của kinh thánh. Việc đọc kinh thánh là để khám phá xem chúa nói gì với mình. Và nếu không hiểu chúa nói gì thì phải giải thích, chú giải lời đó.

giải thích = chú thích = chú giải = diễn giải = thông diễn

Hermes vốn chỉ là người đưa thư chứ không giải thích, diễn giải gì cả. Nhưng vì nếu không chú giải thì cũng không hiểu được, nên Hermeneutics trở thành thông diễn học.

Việc đọc là sự gặp gỡ, giao thoa của thế giới của văn bản và thế giới của người đọc. Chú giải ban đầu là để hiểu lời của thượng đế, nhưng sau đó lại biến thành người có góc nhìn của thượng đế

không phải là để đi tìm quy luật của chúa, mà là để khám phá ý nghĩa của lời chúa khi nói với con người. Từ đó, việc chú giải là để hiểu lời của chúa/hiểu ý tác giả, chứ không phải để tìm ra một quy luật nào đó.


  1. Xuất phát từ động từ trong tiếng Hy Lạp : Hermeneuein → tiếng nói (khác với phát âm, tiếng kêu)
    → động từ Herméneuein hàm ý nghĩa nói, diễn tả tư tưởng. Đây là hai động tác quan trọng để hình thành căn tính con người
  2. Danh từ Hermenéia (tiếng Latinh: interpretation, có nghĩa là giải thích)
    → Danh từ Hermenéia hàm ý đến những ý tưởng phong phú tiềm ẩn trong văn bản
  3. Gốc từ Hermenéia xuất phát từ tên nhân vật Hermes, sứ giả của các vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Nhân vật này có sứ mạng truyền lại con người biết những phát quyết và dự án của các vị thần linh. Hermes trở thành trung gian giữa thế giới thần linh và con người, giúp xoá đi hố sâu ngăn cách giữa thế giới thần linh và con người khả tử.

Như vậy, giải thích học, hay chú giải học không đơn thuần là những kỹ thuật mang tính máy móc về mặt phân tích văn bản mà là lời mời gọi đi vào hành trình khám phá (sự hiểu) thế giới luôn rộng mở.

Và như thế nó được xem là Nghệ thuật chú giải văn bản.

Nguồn:: Nguyễn Đức Lộc