Tính một chiều của dân học diễn giải nằm ở chỗ chỉ diễn giải văn hóa bản địa chứ không diễn giải văn hóa của nhà nghiên cứu
Bằng cách nhìn văn hóa như một tập hợp các văn bản được kết hợp trong thế lỏng lẻo và thậm chí mẫu thuẫn với nhau, và bằng cách làm nổi bật tính sáng tạo trong việc tái thể hiện hay diễn đạt về một nền văn hóa, nhân học diễn giải đã đóng góp đáng kể vào việc làm cho chúng ta không còn thấy quen thuộc và dễ chấp nhận tính uy quyền của dân tộc học nữa. Nhưng trong loại hình thái chính có tính duy thực của nhân học diễn giải, nhân học diễn giải cũng không tránh khỏi những phê phán của những người lên án sự tái thể hiện hay diễn đạt mang tính “thuộc địa”,9 những người mà từ những năm 1950 đã phản đối những diễn ngôn mô tả thực tế văn hóa của nhóm người khác mà không thách thức chính thực tế văn hóa của người mô tả. Những phê phán ban đầu của Leiris, và tiếp theo đó là của Maquet, Asad và những người khác, đã đặt dấu hỏi về tính một chiều của diễn giải điền dã [chỉ diễn giải văn hóa bản địa chứ không diễn giải văn hóa của nhà nghiên cứu-NHĐ]9. Do đó, cả trải nghiệm cũng như hoạt động diễn giải của nhà nghiên cứu khoa học cũng đều không thể được coi là không có vấn đề. Chúng ta cần hình dung về điền dã dân tộc học không chỉ là sự trải nghiệm và diễn giải về một thực tế khác đã được vạch sẵn, mà cần quan niệm nó như một quá trình thương thảo và kiến tạo giữa hai, và thường là nhiều hơn, cá nhân chủ thể hoàn toàn có ý thức và có vai trò nhất định. Những mô thức về sự trải nghiệm và diễn giải [của nhà nhân học-NHĐ] đang nhường chỗ cho những mô thức về diễn ngôn, về sự đối thoại và đa thanh.
Những từ sử dụng trong viết lách điền dã nhân học không thể được coi là một độc thoại
Nguồn:: James Clifford, Về Tính Uy Quyền của Khảo tả Dân Tộc Học