Sự kiểm soát của người bản xứ đối với những kiến thức có được trong quá trình thực địa là khá đáng kể, và thậm chí là có tính quyết định
Lý do:: Quá trình nghiên cứu nói chung là một sự thương thảo diễn ra liên tục
Nếu nói rằng một chuyên khảo điền dã dân tộc học có cấu thành là những diễn ngôn và rằng các cấu thành của nó có mối liên hệ mang tính đối thoại với nhau thì không có nghĩa là dạng thức văn bản của nó phải là ở dạng đối thoại hiểu theo nghĩa đen. Thực vậy, như Crapanzano đã nhận thấy trong tác phẩm Tuhami, một người thứ ba, dù là thực hay tưởng tượng, phải có chức năng là người hòa giải trong bất kỳ một cuộc gặp mặt nào giữa hai cá nhân. Quá trình đối thoại mang tính hư cấu trong thực tế là một dạng cô đặc hay một sự tái thể hiện đã bị đơn giản hóa của những quá trình đa thanh và phức tạp. Một cách khác để có thể tái thể hiện hay diễn đạt tính phức tạp về diễn ngôn này chính là việc hiểu rằng quá trình nghiên cứu nói chung là một sự thương thảo diễn ra liên tục. Trường ợp của Marcel Griaule và người Dogon là một trường hợp nổi tiếng và rất rõ ràng. Câu chuyện của Griaule về cách mà ông được chỉ bảo về vũ trụ quan của người Dogon, trong sách có tiêu đề là Dieu d’Eau [Thủy Thần] (Nói chuyện với Ogotemmeli), là một ví dụ về cách kể chuyện ban đầu về điền dã mang tính đối thoại. Nhưng vượt ra khỏi một tình huống đối thoại cụ thể này là một quá trình phức tạp hơn rất nhiều đang diễn ra. Vì rõ ràng là các nội dung và thời điểm của quá trình nghiên cứu lâu dài hàng thập kỷ của nhóm Griaule đã được những người có quyền chức trong bộ lạc Dogon theo dõi và tác động một cách đáng kể46. Điều này không còn là tin tức mới mẻ nữa. Rất nhiều những người làm điền dã dân tộc học đã bình luận về những cách, bao gồm cả kín đáo lẫn thô thiển, mà những người cung cấp thông tin đã dùng để điều khiển cũng như hạn chế nghiên cứu của người làm điền dã. Trong một bài viết mang đầy tính thách thức về vấn đề này, Ioan Lewis thậm chí đã gọi nhân học là một hình thức “đạo văn”11 Tương tác qua lai trong điền dã dân tộc học được minh họa rõ ràng trong một nghiên cứu xuất bản gần đây, mà công trình này đáng lưu ý ở cách nó vừa trình bày thực tế của một nhóm người khác đang được diễn giải và đồng thời chính quá trình nghiên cứu. Đó là tác phẩm Săn đầu người của người Ilongot (Ilongot Headhunting) của tác giả Renato Rosaldo48. Rosaldo đến vùng cao của Phillipines dự định sẽ viết một nghiên cứu đồng đại về cấu trúc xã hội. Nhưng lần nào cũng thế dù có phản đối đến mấy thì ông vẫn phải nghe những câu chuyện tràng giang đại hải của người Ilongot về lịch sử địa phương họ. Với thái độ chấp nhận và chán nản, ông ta đã chuyển tất cả những câu chuyện nghe được thành bản ghi chép, hết quyển sổ này đến quyển số khác, và nghĩ rằng đây là những nội dung không dùng gì được sau này. Chỉ đến sau khi rời khỏi hiện trường 11 Đạo văn” theo nghĩa là nhà nghiên cứu đã sử dụng tiếng nói của đối tượng nghiên cứu. (Người hiệu đính). 39 thực địa và sau một giai đoạn dài giải nghĩa và diễn giải các ghi chép (tiến trình này được làm rõ trong chuyên khảo điền dã trên của Renato Rosaldo) thì những câu chuyện ban đầu có vẻ tối tăm mới trở nên hữu dụng khi chúng thực sự cung cấp cho Rosaldo chủ để cuối cùng của chuyên khảo, đó là về cảm nhận riêng đầy tính văn hóa của người Ilongot về chuyện kể và lịch sử. Trải nghiệm của Rosaldo về quá trình mà có thể gọi là “viết lách dưới sự chỉ dẫn” [của người bản địa] đặt ra một câu hỏi hết sức cơ bản: ai thực sự là tác giả của nhật ký thực địa? Vấn đề ở đây là một vấn đề tinh tế và do đó cần được nghiên cứu có hệ thống. Nhưng đã có đủ thông tin để đưa ra một nhận xét chung là sự kiểm soát của người bản xứ đối với những kiến thức có được trong quá trình thực địa là khá đáng kể, và thậm chí là có tính quyết định. Những nỗ lực viết chuyên khảo điền dã dân tộc học hiện nay đang tìm kiếm những cách thức mới để thể hiện đầy đủ quyền lực của người cung cấp thông tin, và cho đến nay chưa có mô hình cho việc này.
Nguồn:: James Clifford, Về Tính Uy Quyền của Khảo tả Dân Tộc Học