Những từ sử dụng trong viết lách điền dã nhân học không thể được coi là một độc thoại
Mô hình diễn ngôn của điền dã dân tộc học nhấn mạnh vào tính liên chủ thể của bất kỳ một sự phát ngôn nào, và cùng với đó là khả năng có thể thay đổi thực tại qua diễn ngôn. Công trình của Benveniste về vai trò cấu thành của các đại từ nhân xưng và những từ quy chiếu về không gian và thời gian diễn ngôn nhấn mạnh những khía cạnh này. Mỗi lần từ “Tôi” [I] được sử dụng, thì nó giả định có một người hội thoại [you], và mỗi một sự kiện diễn ngôn đều gắn liền trực tiếp với một tình huống cụ thể. Do đó diễn ngôn không có ý nghĩa nếu không có sự hội thoại và nếu tách ra khỏi bối cảnh của nó. Điểm được nhấn mạnh này rõ rệt là có ý nghĩa đối với điền dã dân tộc học. Quá trình thực địa bao gồm rất nhiềunhững sự kiện ngôn ngữ; nhưng ngôn ngữ theo lời của Bakhtin “lại nằm ở ranh giới giữa bản thân và tha nhân. Những từ trong một ngôn ngữ [mà bản thân đã sử dụng-NHĐ] thì một nửa là từ của người khác.” Nhà phê bình người Nga này (Bakhtin) kêu gọi việc suy nghĩ lại về ngôn ngữ, nhấn mạnh về những tình huống diễn ngôn cụ thể: ông viết như sau “không tồn tại bất kỳ một từ hay thể dạng trung tínhtheo nghĩa là từ hay thể dạng không gắn kết với với ai cả; ngôn ngữ luôn gắn kết với một ai đó và ẩn chứa trong đó là những dự định và những phong cách cụ thể [của ai đó]”. Do đó những từ sử dụng trong viết lách điền dã dân tộc học không thể được coi là một độc thoại, một mệnh đề đầy quyền uy về, hoặc diễn giải về, một thực tế đã được văn bản hóa và trừu tượng hóa. Ngôn ngữ của điền dã dân tộc học chứa đựng đầy những tính chủ thể, những hàm ý cụ thể gắn với hoàn cảnh cụ thể bởi vì tất cả ngôn ngữ, theo Bakhtin, đều gắn với “một quan niệm nhiều góc cạnh đa dạng về thế giới.”
Các dạng thức viết lách điền dã dân tộc học nhấn mạnh đến mô thức “diễn ngôn” thường quan tâm đến việc tái thể hiện bối cảnh nghiên cứu và những tình huống đối thoại. Vì vậy một quyển sách như tác phẩm của Paul Rabinow có tiêu đề là Một số hồi tưởng về thực địa ở Ma rốc (Reflections on Fieldwork in Morocco) quan tâm đến việc trình bày một tình huống nghiên cứu cụ thể (với một loạt những địa điểm và thời gian cụ thể làm cho nhà nghiên cứu không thể lựa chọn hoàn toàn tự do) và một chuỗi những cá nhân giao tiếp với người nghiên cứu (mặc dù ở dạng tương đối hư cấu, NHĐ: để bảo vệ danh tính của họ). Thực tế là một tiểu thể loại mới gọi là “những câu chuyện thực địa” (mà trong đó tác phẩm của Rabinow là một trong những ví dụ rõ nét nhất) có thể được xem là một phần của cách tiếp cận diễn ngôn trong viết lách điền dã dân tộc học. Tác phẩm Từ ngữ, cái chết và số phận (Les mots, la mort, les sorts) của Jeanne Favret-Saada là một thử nghiệm có chủ ý và dứt khoát đi theo lối điền dã dân tộc học theo phương thức diễn ngôn38. Bà tranh luận rằng một sự kiện đối thoại luôn đặt người làm điền dã vào một vị trí cụ thể trong một mạng lưới chằng chịt những quan hệ liên chủ thể. Không có cái gọi là vị trí trung lập trong các vị trí diễn ngôn đầy rẫy những yếu tố quyền lực, trong một ma trận luôn biến đổi của các mối quan hệ, trong cái thế giới của “Tôi (số nhiều)” và “Anh/Chị (số nhiều)”.
Uy quyền diễn giải loại bỏ các quá trình đối thoại. Uy quyền đối thoại hoàn toàn che dấu đi tiến trình văn bản hóa
Nguồn:: James Clifford, Về Tính Uy Quyền của Khảo tả Dân Tộc Học