Khi nhà nghiên cứu chú giải văn bản, họ kiến tạo ra đồng tác giả cho mình

Khái niệm:: Diễn giải, đọc
Sự phiên dịch của trải nghiệm nghiên cứu thành một tập văn bản tách rời khỏi những sự kiện diễn ngôn vốn là nguồn gốc của tập văn bản này có hệ quả quan trọng đối với tính uy quyền của điền dã dân tộc học. Dữ liệu được tái tạo không còn là sự trao đổi đơn thuần của một số cá nhân cụ thể. Sự giải thích và mô tả của một người cung cấp thông tin về phong tục không còn cần để dưới dạng thông điệp như “ông A/bà B đã nói điều này”. Một sự kiện hoặc nghi lễ được văn bản hóa không còn liên quan chặt chẽ đến quá trình mà những con người cụ thể tham gia đã tạo dựng nên sự kiện đó. Thay vào đó những văn bản đã trở thành bằng chứng cho một bối cảnh rộng lớn hơn, hay cho một thực tại “văn hóa”. Hơn nữa, khi mà những tác giả và diễn viên cụ thể đã bị tách ra khỏi sản phẩm của họ, thì một “tác giả” mang tính tổng quát phải được sáng tạo ra để giải thích cho cái thế giới hay bối cảnh mà trong đó các văn bản đã được tạo ra. Tác giả tổng quát này có nhiều tên gọi khác nhau: cách nhìn bản địa, “những người dân ở Trobriand”, “người Nuer”, “người Dogon” và những câu chữ tương tự khác xuất hiện trong các chuyên khảo dân tộc học. “Người Bali” đóng vai trò tác giả của sự kiện đá gà mà Geertz đã văn bản hóa trong tác phẩm của mình.

Nguồn:: James Clifford, Về Tính Uy Quyền của Khảo tả Dân Tộc Học
Anh ở đây vì tôi đã ở đó