Để có thể diễn giải thì việc tiên quyết là phải văn bản hoá, nghĩa là tách những hành vi, câu nói, niềm tin, lễ nghi, truyền thống, v.v. ra khỏi diễn ngôn
Khái niệm:: Diễn giải, đọc, Văn bản
Vậy việc xem xét văn hóa như một tập hợp các văn bản bày ra để diễn giải bao 28 gồm những điều gì? Một cách nhìn kinh điển về câu hỏi này do Paul Ricoeur đưa ra đặc biệt trong bài luận năm 1971 có tiêu đề “Mô hình của Văn bản: Hành động có ý nghĩa được xem xét như một Văn bản” (The Model of the Text: Meaningful Action Considered as a Text)29. Trong một số bài thảo luận vừa tinh tế vừa thú vị, Clifford Geertz đã áp dụng lý thuyết của Ricoeur vào thực địa điền dã nhân học30. “Văn bản hóa” được coi là việc tiên quyết để có thể tiến hành diễn giải, hay việc tiên quyết cho việc cấu thành nên cái mà Dilthey gọi là “những biểu đạt cố định” (fixed expressions). Đó là quá trình mà qua đó các hành vi, câu nói, những niềm tin, hay những lễ nghi và truyền thống truyền miệng, được xem như một tập hợp các văn bản, hay một tập hợp có tiềm tàng những ý nghĩa và được tách ra khỏi một tình huống trình diễn hoặc diễn ngôn. Tại thời điểm diễn ra việc văn bản hóa thì tập văn bản có ý nghĩa này có một mối liên hệ tương đối ổn định với bối cảnh, và chúng ta cũng đã quen thuộc với kết quả cuối cùng của việc này chính là những sản phẩm được coi là sự mô tả sâu của điền dã dân tộc học (ethnographic thick description). Ví dụ [của sự mô tả sâu này] như khi chúng ta nói rằng một số thiết chế hoặc một số hành vi là điển hình của, hoặc có vai trò truyền tin cho, một môi trường văn hóa rông lớn hơn. (Câu chuyện đá gà mà tác giả Geertz mô tả đã trở thành một trọng điểm rất có ý nghĩa của văn hóa Bali). Trong việc này, nhà nhân học đã kiến tạo ra những khu vực đầy những hoán dụ hay phép cải dung (synecdoches) mà trong đó các phần đều được cho là có liên quan đến tổng thể và thông qua đó tổng thể, hay cái mà chúng ta gọi là văn hóa, được hình thành nên.
Nguồn:: James Clifford, Về Tính Uy Quyền của Khảo tả Dân Tộc Học