Quá trình điền dã từ đầu đến cuối luôn bị chi phối bởi việc viết lách

Nếu điền dã dân tộc học đem lại những diễn giải văn hóa thông qua những trải nghiệm nghiên cứu có chiều sâu thì bằng cách nào mà những trải nghiệm đầy sóng gió của nghiên cứu có thể được chuyển hóa hành những bản báo cáo đầy tính uy quyền? Và bằng cách nào mà những cuộc va chạm xuyên văn hóa, chứa đầy những ngôn từ, và thường thấm đẫm mầu sắc của những quan hệ quyền lực cũng như mục tiêu cá nhân của cả hai bên tham gia lại có thể được khoanh tròn thành những báo cáo tương đối đầy đủ về một “thế giới khác” và chỉ bởi một tác giả?

Để phân tích sự chuyển hóa phức tạp này chúng ta cần nhìn nhận một thực tế là quá trình điền dã dân tộc học từ đầu đến cuối luôn bị chi phối bởi việc viết lách. Công việc này đơn giản nhất là việc dịch từ trải nghiệm sang một dạng văn viết. Quá trình dịch chuyển này bị chi phối và làm khó bởi những hoạt động của nhiều chủ thể cũng như những rào cản chính trị vốn vượt ra khỏi tầm quyền soát của người viết. Để đáp ứng với những thế lực này, việc viết lách trong điền dã dân tộc học đã thực hiện một chiến lược cụ thể để thể hiện uy quyền của nó. Một chiến lược kinh điển là thể hiện một sự quả quyết không chút nghi ngờ trong tác phẩm rằng chính nó là nguồn cung cấp sự thật. Một trải nghiệm văn hóa phức tạp được trình bày bởi một cá nhân: ví dụ các tác phẩm Chúng tôi là người Tikopia (We the Tikopia) của Raymond Firth; Chúng tôi đã ăn rừng (Nous avons mangé la forêt) của Georges Condominas; và Quá trình trưởng thành ở Samoa (Coming of Age in Samoa) của tác giả Margaret Mead; và Người Nuer (The Nuer) của tác giả Evans- Pritchard

Nguồn:: James Clifford, Về Tính Uy Quyền của Khảo tả Dân Tộc Học
Các bước thực hiện điền dã

Viết cho phép ta nghĩ về sự nghĩ. Viết làm suy nghĩ không còn là vô hình
Sự phát minh của việc viết phát minh ra việc lập luận
Giấy và bút không thể hiện hành vi của hệ thống đang được nghiên cứu