Nhân học
Một trong những mong muốn của tôi là trả lời được câu hỏi khi nào một người sẽ cởi mở và thoải mái khi nói về những vấn đề mà họ không muốn nói, để những câu chuyện họ kể ra có thể đối thoại được với nhau. Tôi nghĩ rằng các dự án xã hội hiện nay không tập trung vào việc đối thoại với người bên cạnh mình. Tôi nghĩ rằng nhân học sẽ là lĩnh vực cho tôi nhiều giải pháp nhất. Nên khi tôi biết tin Viện SocialLife mở lớp nhân học, tôi rất háo hức tham gia.
Ban đầu tôi chỉ chú trọng đến phần lý thuyết mà không quan trọng phần kỹ năng viết nghiên cứu lắm, vì nghĩ rằng mình không có ý định làm nhà nhân học chuyên nghiệp. Nhưng bài đọc Về Tính Uy Quyền của Khảo tả Dân Tộc Học của James Clifford đã làm tôi hiểu được rằng quá trình điền dã từ đầu đến cuối luôn bị chi phối bởi việc viết lách. Điều đó không chỉ làm thay đổi quan niệm của tôi về những bài học sắp tới, mà còn kết nối sâu sắc tới một mối quan tâm khác của tôi là nghiên cứu về các công cụ và môi trường nơi sự nghĩ được diễn ra. Hai lĩnh vực này đều cùng bàn về việc viết, về vấn đề văn bản, về trải nghiệm của con người, nhưng chúng lại đi đến những kết luận khác nhau. Lấy ví dụ, ở chủ đề viết, một trong những kết luận của nhà nghiên cứu môi trường nghĩ Andy Matuschak là bởi vì việc viết làm những suy nghĩ của ta không còn là vô hình, nên nó cho phép ta nghĩ về sự nghĩ. Có thể nói sự phát minh của việc viết phát minh ra việc lập luận. Hoặc ở chủ đề văn bản, trong khi các nhà nhân học quan tâm đến việc các thực tại đã bị văn bản hoá như thế nào, và văn bản đó nên được giải văn bản hoá ra làm sao, thì các nhà nghiên cứu về môi trường nghĩ quan tâm đến việc làm thế nào để một văn bản không phải chỉ để truyền đạt thông tin hay hiểu biết một chiều và thụ động, mà còn trở thành một sân chơi cho người đọc tương tác và khám phá.
Ngay buổi học đầu tiên, tôi hiểu rằng điều khiến nhân học khác biệt với những ngành khác là ở chỗ trong khi nhiều ngành học xem con người là kết quả của những thứ bên ngoài trong mối quan hệ nhân quả, thì thứ nhân học chú trọng đến chỉ là việc nói rằng bạn có thể khác biệt, rằng bạn còn có thể là người khác. Buổi điền dã là một cơ hội để tôi cảm nhận rõ ràng hơn ý tưởng này. Tôi bắt đầu để ý hơn vào việc quan sát đồ vật, vì mỗi một đồ vật, hành vi đều là ẩn dụ của một biểu tượng văn hoá. Và qua buổi sửa bài tập viết, tôi đã có thêm một cách lý giải cho việc phong cách viết của mình sẽ làm nhiều người thấy rất tâm đắc nhưng cũng làm nhiều người thấy dội. Đó là vì tôi hay bị cuốn vào việc tạo tình tiết cho văn bản. Việc cài cắm các chi tiết, không trực tiếp nói đồ vật được dùng để làm gì, mà mô tả sao cho người đọc tự liên hệ được tới chức năng của nó sẽ tạo sự cuốn hút ở người đọc, nhưng nếu quá tập trung vào tình tiết mà bỏ qua bối cảnh thì sẽ thành góc nhìn thượng đế. Lớp học đã làm tôi để ý đến khái niệm tình tiết này, chứ từ trước đến nay tôi không hề nghĩ gì về nó. Tôi đã sống trong tình tiết mà không biết gì về tình tiết như vậy đấy.
Bạn có thể đọc thêm các phản hồi của các học viên khác trong khoá học này tại Facebook của Viện SocialLife.
-
-:
- Có những thứ mà kể cả phỏng vấn cũng không dự đoán được
- Dân tộc học là nhân học văn hoá
- Dấn thân, quan sát và ghi chép là những chỉ báo cho thấy mức độ hoà nhập
- Dữ liệu nhỏ cũng có tính dự báo xu hướng giống như dữ liệu lớn
- Nhà nghiên cứu điền dã không thể và không nên cố tỏ ra chỉ là con ruồi đậu trên bức tường
- Nhân học chỉ chú trọng đến việc nói rằng bạn có thể khác biệt, rằng bạn còn có thể là người khác
- Nhân học cho ta cái nhìn sơ lược về những khả thể khác của con người
- Nhân học là triết học trong xã hội
- Nhật ký điền dã
- Quan điểm của các cá nhân
- Quá trình nghiên cứu nói chung là một sự thương thảo diễn ra liên tục
- Tổng hợp thông tin
- Topic modelling trong NLP dùng cho máy và cần tập dữ liệu lớn. Còn thematic analysis trong nhân học thì dành cho người, nhấn mạnh vào yếu tố thị giác
- Đối thoại thay vì phỏng vấn
- ❓Khi nào thì một người sẽ cởi mở và thoải mái nói về những thứ họ không muốn nói
- ❓Nhân văn chỉ quan tâm đến việc lưu trữ, hiểu dữ liệu và tạo ra câu chuyện hay
-
Điền dã:
- Chỉ cần ghi những thứ để mình nhớ, và để người khác nhặt được cũng không hiểu gì
- Các bước thực hiện điền dã
- Hãy tham gia như một phần của cộng đồng chứ không phải thúc đẩy cộng đồng
- Hãy cài cắm các chi tiết
- Muốn cấu trúc hoá bối cảnh thì cần phải có tiêu điểm
- Nhà nghiên cứu luôn trong tâm thế có thể sẽ rời đi
- Nếu không tuân thủ việc không tác động dù chỉ là lời khuyên, thì cái kết quả nghiên cứu cũng có thể là cái mà mình tạo ra
- Quá trình điền dã từ đầu đến cuối luôn bị chi phối bởi việc viết lách
- Quá tập trung vào tình tiết mà bỏ qua bối cảnh thì sẽ thành góc nhìn thượng đế
- Nhật ký điền dã
- Tổng hợp thông tin
- Đề cương quan sát
- Trình thuật cuộc đời, câu chuyện cuộc đời, tiểu sử là giống nhau
- ❓Có đưa ghi chú của mình cho người mình nghiên cứu xem
- ❓Khi nào thì họ sẽ nói về những thứ họ thấy xấu hổ hoặc tội lỗi
- ❓Môi trường đô thị thì cũng không có điều kiện để làm chung với họ được
- ❓Nghe những gì họ nói thì chỉ là một chiều
- ❓Một vài ví dụ hoặc nghiên cứu về sự ra quyết định can thiệp trong khi nghiên cứu
- ❓Người ta ngại không muốn từ chối thì mình có tiến tới ko
- ❓Nếu trước khi xin làm nghiên cứu mình họ đã có sự không thoải mái với mình rồi thì sao
- ❓Quá trình xây dựng sự tin tưởng như thế nào, khi mình không có cơ hội để làm giống như họ
- ❓Nếu họ bận mình chỉ có thể hẹn họ ra cà phê thì thời gian họ có thể dành cho mình cũng chỉ có thể là 1, 2 tiếng. Như vậy thì cũng đâu khác gì phỏng vấn
- ❓Sau khi nghiên cứu xong thì giúp đỡ, tác động cũng được mà
- ❓Để một quan sát có chất lượng thì cần bao nhiêu thời gian ở cùng cộng đồng
- ❓Trường hợp va chạm thói quen, văn hoá, lối sống mà mình không biết nhưng cũng đủ gây ra sự khó chịu ở họ thì sao
-
Diễn giải và mô tả:
- Chú giải ban đầu là để hiểu lời của thượng đế, nhưng sau đó lại biến thành người có góc nhìn của thượng đế
- Diễn giải văn bản không phải là sự đối thoại do nó không phụ thuộc vào việc có mặt của người nói
- Khi người quan sát có sự kết nối với nhân vật nào, thì những nhân vật khác sẽ
- Hermes vốn chỉ là người đưa thư chứ không giải thích, diễn giải gì cả
- Khi người quan sát có sự kết nối với nhân vật nào, thì những nhân vật khác sẽ trở thành nền cho nhân vật đó
- Khi nhà nghiên cứu chú giải văn bản, họ kiến tạo ra đồng tác giả cho mình
- Mỗi xã hội chứa đựng những cách diễn giải của riêng nó. Công việc của nhà nhân học là học cách bước vào những cách diễn giải đó
- Không giống như diễn ngôn, văn bản có thể dịch chuyển được
- Người làm nhân học kết nối với lý thuyết nhiều hơn, còn nhà báo tường thuật sự kiện nhiều hơn
- Người đọc là người chú giải
- Những từ sử dụng trong viết lách điền dã nhân học không thể được coi là một độc thoại
- Sự kiến tạo cuộc đá gà ở Bali thành một văn bản
- Sự kiểm soát của người bản xứ đối với những kiến thức có được trong quá trình thực địa là khá đáng kể, và thậm chí là có tính quyết định
- Việc đọc là sự gặp gỡ, giao thoa của thế giới của văn bản và thế giới của người đọc
- Văn hoá là một tập hợp các văn bản
- Thông diễn học bắt nguồn từ việc chú giải kinh thánh
- Tính một chiều của dân học diễn giải nằm ở chỗ chỉ diễn giải văn hóa bản địa chứ không diễn giải văn hóa của nhà nghiên cứu
- Để có thể diễn giải thì việc tiên quyết là phải văn bản hoá, nghĩa là tách những hành vi, câu nói, niềm tin, lễ nghi, truyền thống, v.v. ra khỏi diễn ngôn
- Trải nghiệm, diễn giải, đối thoại, đa thanh là những mô thức về tính uy quyền
- Khi nhà nghiên cứu xem mình là người đọc và chú giải văn bản, họ bóc tách các lớp để tạo ra một văn bản mới. Khi họ xem mình là đưa thư, họ kết nối những văn bản để tạo ra văn bản mới
- Uy quyền diễn giải loại bỏ các quá trình đối thoại. Uy quyền đối thoại hoàn toàn che dấu đi tiến trình văn bản hóa
- Biểu tượng là hệ quả của sự nội tâm hoá
- Không trực tiếp nói đồ vật được dùng để làm gì, mà mô tả sao cho người đọc tự liên hệ được tới chức năng của nó
- Mỗi một đồ vật, hành vi đều là ẩn dụ của một biểu tượng văn hoá
- Kể về bản thân cho người khác vừa là sự kết nối những với tổn thương của mình, vừa là một lần tự sát
- Phía sau các tình tiết hiển hiện ở bên ngoài tiềm ẩn các ý nghĩa phía sau
- Tình tiết là các sự kiện cá nhân
- Việc phân tích văn hoá không phải là một khoa học thực nghiệm tìm kiếm quy luật, mà là một khoa học lý giải ý nghĩa
- Văn hoá có liên quan chặt chẽ đến biểu tượng
- Văn bản là nơi ta đọc ra các ý nghĩa và diễn giải nó
- Cộng đồng là tác giả của nghiên cứu, nhà nhân học chỉ là người mang thông điệp của cộng đồng đi đối thoại
- Từ chống chủ quan đến liên chủ thể
- Một bài viết là sự tương tác giữa rất nhiều tác giả, dù có thể ta không nhìn thấy điều đó một cách rõ ràng
- ❓Sự khác biệt giữa việc đưa thư và chăm trích dẫn là gì
- ❓Việc quan sát tham dự biến việc diễn giải trở thành mô tả
- ❓Wikipedia là góc nhìn thượng đế, nhưng nó lại là cơ chế để tất cả mọi người là đồng tác giả
-
Quan sát tham dự:
- Quan sát tham dự cho nhà nghiên cứu uy quyền về trải nghiệm
- Hoạt động trải nghiệm là việc tận dụng những gợi ý manh mối, dấu vết, cử chỉ, và cảm quan trước khi phát triển những diễn giải ổn định
- Quan sát tham dự không phải là khai thác thông tin
- Quan sát tham dự là sự kết hợp giữa trải nghiệm cá nhân với cường độ cao và phân tích khoa học
- ❓Quan sát tham dự có yêu cầu họ tập trung nói về một chủ đề nào đó không
- Sự sáng tạo mang tính trải nghiệm là một sản phẩm mang tính chủ quan, chứ không mang tính liên chủ thể hay dựa trên sự đối thoại
- ❓Nhà nghiên cứu khi điền dã thì cũng đã có một mục tiêu nghiên cứu nào đó rồi. Nếu không phải khai thác thông tin thì sẽ không hoàn thành công việc được
- Quan sát tham dự đời sống xã hội chính là một quá trình thay đổi toàn bộ con người mình để trở thành thành viên của cộng đồng
-
Viết câu chuyện cuộc đời:
- Cho độc giả xem, không kể lại
- Cái quan trọng của câu chuyện là tinh thần, thông điệp và sự kiện. Còn ngôn từ, cách biểu đạt chỉ là thứ cấp
- Câu chuyện cuộc đời có khả năng bị cảm xúc của nhân vật chi phối câu chuyện
- Kết nối dòng chảy cuộc đời của nhân vật với quãng đường xã hội
- Một người trung niên kể về thời họ 6 tuổi khác với đứa bé 6 tuổi đó kể về mình
- Những đau buồn của nhân vật tạo ra tình tiết
- Ta có thể hư cấu nội tâm nhân vật dựa trên dữ liệu
- Niên biểu là để lên kế hoạch và nhớ các từ khoá quan trọng, còn khi viết chuyện thì viết theo từ khoá
- Điểm nhìn ngôi thứ nhất không hoá thân được vào các không gian, nhưng suy tư được vào chính thế giới nội tâm của mình
- Việc chọn chủ đề phụ thuộc vào niên biểu và thông điệp
- Việc hỏi quan điểm có thể gặp việc tránh né, hoặc câu trả lời bị theo tư duy của họ, hoặc không tạo đủ chất liệu cho việc kể chuyện
- ❓Mình có nhất thiết phải không thể hiện quan điểm của mình về nhân vật không
- ❓Ngôi thứ ba thực ra vẫn chỉ là ngôi thứ nhất mà thôi
- ❓Nếu đã xuất bản rồi mà nhân vật muốn rút lại thì làm sao