Bỏ qua

Cách một từ được đổ nghĩa

Tôi chưa tìm hiểu đủ vững về lý luận dịch thuật, nhưng qua những lần tôi tự ngẫm nghĩ về việc dịch thì tôi cảm thấy là mọi người sẽ có xu hướng muốn dịch những khái niệm ngành khoa học xã hội, nhân văn, triết học ra tiếng Việt hơn là mượn luôn từ nước ngoài, còn với những khái niệm ngành khoa học tự nhiên thì việc vay mượn từ nước ngoài không làm mình ngứa ngáy bằng. Tôi không chắc.

Với những từ mà ta không có truyền thống đủ lâu như ở phương Tây để mà sớm tìm được từ tương đương trong tiếng Việt, thì tôi nghĩ vấn đề ở đây không chỉ là tìm từ để dịch sao cho sát nghĩa mà cũng thuận tai, mà thực chất phải xem nó là xây dựng khái niệm mới trong tiếng Việt. Mà cũng lại theo những lần tôi tự ngẫm nghĩ và đọc lớt phớt về cách mà một từ được đổ nghĩa như thế nào, thì tôi nghĩ có thể đưa ra được một số quan sát sau:

  1.  
    • Một từ có 2 loại nghĩa: nghĩa mà từ đó thực sự được dùng và nghĩa mặt chữ. Khi ta nói đến “nghĩa của từ” là ta nói đến loại nghĩa thứ nhất
    • Nghĩa mặt chữ không thay đổi theo thời gian, nhưng nghĩa thực sự được dùng thì thay đổi theo thời gian
  2.  
    • Nếu ta không biết được nghĩa thực sự được dùng thì ta sẽ dùng nghĩa mặt chữ, và sẽ dùng nó để suy đoán nghĩa thực sự được dùng
    • Chiết tự là cách để có được nghĩa mặt chữ
    • Người Việt do ít học từ Hán Việt nên việc đoán nghĩa mặt chữ không tốt lắm. Từ nào không hiểu thì bỏ qua coi như không có, từ nào đồng âm khác nghĩa thì chọn đại nghĩa dễ hiểu nhất
  3. Nếu ta đã hiểu được nghĩa thực sự được dùng rồi thì ta mất khả năng nhận ra được nghĩa mặt chữ của nó. Chỉ khi nào ta buộc mình phải chú tâm vào nghĩa mặt chữ thì mới thấy lại được nó
  4.  
    • Gọi là “nghĩa thực sự được dùng” cũng không đúng. Chính xác phải là “nghĩa mà tôi dùng”. Trên lý thuyết thì mỗi người sẽ có một “nghĩa mà tôi dùng” khác nhau, nhưng trên thực tế thì không phải lúc nào nó cũng xảy ra
    • Mỗi người đều có thiên hướng mặc định rằng “nghĩa mà tôi dùng” là “nghĩa mà ai cũng dùng”, “nghĩa thực sự được dùng”
    • Thảo luận với nhau sẽ giúp cho “nghĩa mà tôi thực sự dùng” ở mỗi người được điều chỉnh, và giúp họ nhận ra rằng “nghĩa mà ai cũng dùng”, “nghĩa thực sự được dùng” chỉ là “nghĩa mà tôi dùng”
  5.  
    • Dù là loại nghĩa gì thì nó cũng đều là sự tổng hợp từ các nét nghĩa thành phần (còn gọi là các thành tố nghĩa, hay nghĩa tố)
    • Thường ta có thể làm cho các nét nghĩa này độc lập với nhau
    • Một số nét nghĩa là quan trọng hơn các nét nghĩa còn lại
    • Một số nét nghĩa thường đi chung với nhau
    • Bản thân các nét nghĩa này cũng được tạo thành từ các từ khác thôi, nhưng ta không phải lo lắng về nghĩa của những từ dùng để miêu ta các nét nghĩa này. Ta có thể yên tâm là ai cũng sẽ hiểu giống nhau
  6.  
    • Giả sử có từ A ta không biết nghĩa thực sự được dùng của nó, và phải đoán nó bằng nghĩa mặt chữ, rồi sau đó mới biết nghĩa thực sự được dùng. Ta sẽ dễ chấp nhận sự sai lệch giữa 2 loại nghĩa này nếu nó chỉ thiếu chứ không dư (nhiều khi là còn không nhận ra là chúng có sự sai lệch). Ví dụ, nghĩa mặt chữ của từ A có các nét nghĩa *1, *2, còn nghĩa thực sự được dùng có các nét nghĩa *1, *2, *3, *4. Ban đầu ta chỉ nghĩ là A chỉ có các nét nghĩa *1, *2, nhưng sau khi biết thêm được là nó có cả *3, *4 thì ta cũng chấp nhận dễ dàng. Nhưng nếu nghĩa mặt chữ của nó bao gồm *1, *5 thì ta sẽ rất thắc mắc tại sao. (Nhưng những người đã hiểu được nghĩa thực sự được dùng của nó rồi thì không còn thắc mắc này nữa — họ mất khả năng nhận ra nghĩa mặt chữ của nó)
    • Ngoài cách đoán nghĩa thực sự được dùng dựa vào nghĩa mặt chữ, ta còn có thể đoán nghĩa bằng một từ khác. Cơ chế cũng tương tự như ở trên. Ví dụ, cho hai từ AB. A có các nét nghĩa *1, *2, *3. B có các nét nghĩa *1, *2, *3, *4. Nếu cả AB cũng thường xuất hiện trong cùng một bối cảnh thì mọi người cũng sẽ đoán là A có cả *4, và dần dà A cũng được bổ sung thêm *4.
  7. Việc phải giải thích nghĩa thực sự được dùng sẽ tốn thời gian, và không phải lúc nào cũng làm được. Đặc biệt là khi người nghe đã lỡ đi đoán nghĩa thực sự được dùng của nó. Bị kẹt bởi sự khó hiểu đến từ sự sai lệch giữa nghĩa mặt chữ và nghĩa thực sự dùng, họ sẽ khó tiếp thu những ý tiếp theo ta muốn nói. Tốt nhất là đảm bảo họ hiểu đúng từ đó trước khi ta dùng từ đó.

Làm sao để tạo khái niệm mới?

Như vậy, nếu muốn tạo khái niệm mới thì tôi nghĩ quy trình sẽ là:

  1. Vét cạn các nét nghĩa, các cách dùng, các cách hiểu về nó
  2. Tìm những từ chứa đựng được càng nhiều nét nghĩa càng tốt

Ta hãy minh hoạ quy trình này bằng việc thử dịch từ philanthropy sang tiếng Việt.

Dịch từ philanthropy như thế nào?

Trước hết ta hãy liệt kê hết tất cả các nét nghĩa của từ philanthropy:

  • *làm một cách tự nguyện
  • *dựa trên tri thức
  • *giải quyết các vấn đề xã hội
  • *có tính bền vững và dài hạn
  • *xuất phát từ lòng thương người (thiện)

Trước đây có một số người đề xuất dịch những từ này như sau:

Nhìn chung những người làm trong lĩnh vực này tránh dùng từ từ thiện, vì cảm thấy nó có nét nghĩa *thường mang tính khẩn cấp, ngắn hạnphilanthropy không có. Tuy nhiên họ vẫn không cảm thấy những cách dịch trên là chưa đạt, vì với nhiều người tiếp nhận họ vẫn hiểu hoạt động này không khác gì từ thiện.

Ta hãy biểu diễn tất cả các nét nghĩa này lên không gian nghĩa:
Các nét nghĩa.png

Dễ cảm thấy rằng nghĩa mặt chữ của nhân ái chỉ bao gồm *xuất phát từ lòng thương người (thiện) và không bao gồm những cái khác:
Nhân ái.png

Cả phúc thiện cũng vậy:
Nhân ái + phúc thiện.png

Đối với thiện nguyện thì lại có thêm *làm một cách tự nguyện trong nghĩa mặt chữ:
Nhân ái + phúc thiện + thiện nguyện.png

Ở đây hãy giả định rằng nghĩa mặt chữ của các từ này đồng nhất với nghĩa thực sự được dùng của chúng.

Giờ hãy tạm xoá đi làm lại. Ta xét từ từ thiện. Nghĩa mặt chữ của nó cũng chỉ bao gồm *xuất phát từ lòng thương người (thiện) và không bao gồm những cái khác. Nhưng nghĩa thực sự được dùng của nó thì lại có:

  • *làm một cách tự nguyện
  • *giải quyết các vấn đề xã hội
  • *xuất phát từ lòng thương người (thiện)
  • *thường mang tính khẩn cấp, ngắn hạn

Ta hãy xem nó sẽ được biểu diễn thế nào:
Từ thiện.png

Ta bật hết cả 4 từ từ thiện, nhân ái, thiện nguyện, phúc thiện này lên:
Nhân ái + phúc thiện + thiện nguyện + từ thiện.png

Ta thấy rằng nghĩa thực sự được dùng của từ thiện đã ôm hết tất cả nghĩa của các từ kia. Chính vì như vậy, nên nghĩa thực sự được dùng của chúng sẽ dần mở rộng ra cho bằng với từ thiện (quan sát 6b). Đây chính là nguyên do của sự chưa thoả mãn của nhiều người với những phương án dịch hiện tại. Để thoát khỏi cái bóng ma của từ thiện, ta cần tìm một từ nào có một nét nghĩa mà từ thiện không có (quan sát 6a).

Gọi X là cách dịch của philanthropy. Đây là X:
Từ thiện + X.png

Bởi vì X chưa tồn tại trong tiếng Việt, nên tốt nhất khi tạo nó ta nên có càng nhiều nét nghĩa của X trên mặt chữ. Và để thoát khỏi cái bóng ma của từ thiện, nhất thiết trên mặt chữ đó phải thể hiện ngay được nét nghĩa *dựa trên tri thức hoặc *có tính bền vững và dài hạn.

Thấy rằng ta đã có thiện nguyện chứa được nhiều nét nghĩa trên mặt chữ nhất, ta có thể tạm gắn những nét nghĩa này trực tiếp vào thiện nguyện:

  • thiện nguyện dựa trên tri thức
  • thiện nguyện có tính bền vững và dài hạn

Thiện nguyện dựa trên tri thức + X.png

Mặc dù nghĩa mặt chữ của thiện nguyện dựa trên tri thức chưa bao hàm được hết tất cả những nghĩa thực sự được dùng của X, nhưng ít nhất nó đã thoát ra khỏi cái bóng ma của từ thiện. Và vì nghĩa mặt chữ của nó không chứa nét nghĩa nào mà X không có, nên việc đồng nhất nó với X sẽ dễ dàng được chấp nhận.

Ta có thể chỉnh sửa chúng thêm một chút cho gọn:

  • thiện nguyện tri thức
  • thiện nguyện bền vững

Đây chính là những đề xuất của tôi cho việc dịch philanthropy sang tiếng Việt.

Bạn có thể thảo luận hoặc xem những người khác thảo luận về cách dịch của từ này trong Nhóm chat cộng đồng của SNPO.

Những vấn đề của bài này

Đầu tiên, tôi cũng không được học một cách bài bản về ngôn ngữ học hay lý luận dịch thuật. Tôi có đọc hết một lần sách nhập môn ngữ nghĩa học và cuốn “Dịch thuật và tự do” của Hồ Đắc Túc, nhưng lúc viết bài này thì không giở ra coi lại. Những gì tôi viết có thể xem hoàn toàn chỉ là ngẫm nghĩ cá nhân, chứ tôi cũng không biết ai hay lý thuyết nào để mà trích cả.

Tất cả những phân tích của tôi trong phần về philotropy hoàn toàn là cảm nhận cá nhân của tôi về nghĩa của những từ này (quan sát 4). Mỗi người sẽ có một nhận định về nghĩa khác nhau, và như vậy sẽ có những hình vẽ khác nhau. Và ngay cả tôi sau khi xem lại cũng thấy nghĩa thực sự được dùng của thiện nguyệnphúc thiện đúng ra cũng phải có thêm *làm một cách tự nguyện*giải quyết các vấn đề xã hội, nhưng vẽ lại mệt quá :)). Mà thấy cũng không ảnh hưởng đến lập luận lắm.

Có lẽ vấn đề lớn nhất của mô hình này là nó không lý giải được hiện tượng cá trích đỏ không phải là cá trích.

Tôi thấy mình cũng có thể chấp nhận từ thiện bằng tri thức hay từ thiện bền vững. Nhưng nếu nó

Tất nhiên, tôi cũng có thấy một số lỗ hổng, ví dụ như
Ngoài ra, cũng có trường hợp một từ
Đổ nghĩa rất chặt
nét họ hàng giống nhau của Wittgenstein.

Nguồn::