Chủ đề:: Lý thuyết đồ thị, Giải trung tâm
❓:: Sự phân loại
Sách rễ cọc¶
Mô hình nhị phân có sự thống nhất căn bản, là sự thống nhất của rễ cọc, là trụ cột cho cấu trúc tư duy của con người
Sách phản ánh lại, bắt chước thế giới tự nhiên. Chủ nghĩa hiện thực phản ánh thế giới. Các nhân vật trong sách Những người khốn khổ, mặc dù cũng đã được lãng mạn hóa nhưng cũng đều phản ánh một tuýp người trong xã hội, ví dụ như Jean Valjean
Sách rễ con¶
Rễ chính đã bị thui chột, cấy ghép lên nó là vô số các rễ phụ
VD: các tác phẩm viết theo khuynh hướng siêu thực, phi lý: không xoay quanh một trục chính nào đó, phi tuyến, nhưng vẫn là hình ảnh của thế giới
Sách rhizome¶
Tạo thành rhizome cùng với thế giới, không phản ánh thế giới đang xảy ra tác giả, mà là chỉ báo. Không kết nối với thế giới mà tác giả đang sống, mà kết nối với thế giới sau đó
VD: sách Kafka mô tả một người một ngày thức dậy thành con bọ, chứ không phải một người tư sản
cách con người phi nhân tính hoá, mặc dù WW2 chưa xảy ra
❓:: Có phải ý của Deleuze là cấu trúc rhizome mới là cấu trúc của thực tại, còn cấu trúc rễ cọc thì chỉ là sự mô phỏng của con người?¶
Triết học của Deleuze là triết học nội tại, không phải triết học siêu việt - triết học ở đây
Thực tại trong chiến tranh lạnh là thực tại của rễ cọc. Thực tại rễ cọc đã từng tồn tại. Sau chiến tranh lạnh, Nga không còn là rễ cọc của LX
❓:: Có phải những cấu trúc rễ cọc nay phải sửa lại không? Bản thân rhizome trong sinh vật cũng là một nhánh trong cây phân loại, mà cái cây đó là cũng không phải rhizome¶
❓:: Khi nào thì ý tưởng về rhizome áp dụng được? Ví dụ như virus là một rhizome, nhưng vaccine thì vẫn phân phối theo cách có cấu trúc.¶
Cú pháp theo kiểu rhizome sẽ trông như thế nào?¶
Ý nghĩa, cú pháp bị phá vỡ, mã ngôn ngữ bị rối loạn, thường thấy trong ngôn ngữ của các nhóm thiểu số, người có rối loạn ngôn ngữ, ngôn ngữ văn học. Ở VN có thể có Bùi Giáng có thể có ngôn ngữ rhizome:
Tôi sẽ ra đi bỏ lại đời
Mỹ Tho Mỹ Thọ Sóc Trăng ơi
Mỹ Thỏ muôn đời là Sóc Trắng
Gái mặc quần ra đứng ngó trời
Trạng thái rhizome là trạng thái chưa hoàn thành
Các nguyên tắc của rhizome¶
1 + 2. Kết nối và dị biệt¶
- Bất kỳ một điểm nào của rhizome cũng có thể được kết nối với bất kỳ một điểm nào khác, và cần phải được kết nối
- Trong một rhizome, mỗi một đặc điểm không nhất thiết phải quy dẫn về một đặc điểm ngôn ngữ
Một rhizome không ngừng kết nối với những mắt xích ký hiệu học, những tổ chức quyền lực, những dấu hiệu dẫn tới nghệ thuật, khoa học, các cuộc đấu tranh xã hội
Một rhizome vẫn là kết nối, nhưng trong sự kết nối vẫn dị biệt. Cho nên Deleuze mới để 2 nguyên tắc này cùng một chỗ vì chúng luôn đi kèm với nhau
3. Đa tạp¶
Cái Một – cái Nhiều¶
Quan điểm nhị nguyên, hình thái cây rễ cọc, các điểm, vị trí có chủ thể - đối tượng
Người Eliates cho rằng thế giới là cái Một (chỉ có một thế giới). Người Ionien cho rằng thế giới là cái nhiều. Platon và Aristote cho rằng thế giới là cái một và cái nhiều
- Plotinus (tk 3 TCN): cái Một cao hơn tồn tại. Cái Một là nguyên tắc đầu tiên từ đó phát sinh mọi vật, còn cái Nhiều là cấp độ thấp của tồn tại, cấu thành cái Một
- Aristote (tk 4 TCN): cái Một chính là tồn tại
- Platon (tk 4-5 TCN): đưa ra 3 giả thuyết:
- Cái Một tuyệt đối, vượt trên tồn tại, không nắm bắt được, không nhận thức được, chỉ có trí tuệ mới biết được
- Cái Một là tồn tại, đồng thời là cái nhiều, có thể nhận thức được
- Cái Một tồn tại và không tồn tại. Nó thay đổi. Nó là khoảnh khắc
Đa tạp¶
Đa tạp không phải là cái một, cũng không phải là cái nhiều. Nó không quy chiếu về một sự thống nhất có trước. Nó không có cả chủ thể lẫn đối tượng, mà chỉ là những xác định, những sự vĩ đại, những tầm quan trọng, tức là những gì không thể tiến triển nếu chúng không thay đổi bản chất.
Đa tạp không bao giờ để cho mình bị mã hoá. Nó không bao giờ đứng yên, đông cứng. Và nó bình đẳng không có thứ bậc (Deleuze gọi là bằng phẳng trên cùng một bình diện)
Những cái đa tạp được định nghĩa bởi cái bên ngoài: nó thay đổi bản chất (giải lãnh thổ hoá) bằng cách kết nối với cái khác. VD:
- Hoa lan giải lãnh thổ hoá bằng cách tự tạo hình ảnh của mình giống hình ảnh của con ong
- Con ong tái lãnh thổ hoá trên hình ảnh hoa lan
- Con ong giải lãnh thổ hoá bằng cách trở thành một phần trong bộ máy sinh sản của hoa lan. Nó thay đổi bản chất
Cả con ong và hoa lan tạo thành một rhizome
4. Đứt gãy theo một cách thức không có ý nghĩa¶
Một rhizome có thể bị cắt đứt, bị bẻ gãy tại bất kỳ điểm nào, và sau đó trở lại với một đường nào đó hoặc đi theo những đường khác
VD: trong phòng họp một người rời khỏi phòng thì rhizome phòng họp vẫn ko bị mất đi
Mọi rhizome đều bao hàm những đường phân mảng theo đó chúng được phân tầng, được lãnh thổ hoá, được tổ chức, làm cho có ý nghĩa, được cung cấp, v.v. , và cũng bao hàm cả những đường giải lãnh thổ hoá theo đó chúng không ngừng lẩn trốn
Có sự đứt gãy trong rhizome mỗi khi những đường phân mảng bùng nổ trong một đường lẩn trốn, nhưng đường lẩn trốn là một phần của rhizome. Những đường này không ngừng quy dẫn về nhau. Vì thế không bao giờ người ta có thể có một thuyết nhị nguyên hay nhị phân, thậm chí là dưới hình thức sơ đẳng của cái tốt và cái xấu. Các nhóm và các cá nhân mang trong mình thứ chủ nghĩa phát xít vi mô, họ chỉ đòi hỏi được kết tinh. Cái tốt và cái xấu chỉ có thể là kết quả của một lựa chọn chủ động và tạm thời, và luôn phải bắt đầu lại
5 + 6. Bản đồ và đề can¶
Mô hình cây cấu trúc có trục phát sinh/cấu trúc chiều sâu. Cây liên kết và phân thành thứ bậc của những bản can: tái tạo, đồ lại, bắt chước thực tại. Rhizome xa lạ với điều đó. Nó là một bản đồ không mô phỏng lại thực tại mà kết nối mọi chiều kích của thực tại. Bản đồ mở, có thể tháo gỡ, đảo lộn, xé rách, thường xuyên thay đổi, và quan trọng nhất là có vô số lối vào.
Hoa lan không tái tạo bản can của con ong, nó tạo thành bản đồ cùng với con ong bên trong một rhizome. Nếu bản đồ đối lập với bản can, thì bởi nó hoàn toàn hướng tới một kinh nghiệm thu nhận được từ thực tế. Bản đồ không tái tạo một vô thức khép kín trên bản thân nó, bản đồ xây dựng nên vô thức ấy.
Sự khác biệt giữa phân tâm học (Freud) và phâ tích phân liệt (schizoanalyse) là sự khác biệt giữa bản can và bản đồ
Rhizome = cao nguyên¶
- Deleuze-Guattari xem cao nguyên có hình thái ri-zôm.
- Một cao nguyên luôn ở giữa, không đầu không cuối. Một rhizome được tạo thành từ các cao nguyên
Cao nguyên là một vùng cường độ liên tục, ngân rung trên chính nó, phát triển trong khi tránh hướng về một đỉnh cao nhất hoặc về một kết thúc ở bên ngoài - « Chúng tôi gọi « cao nguyên » là tất cả những cái đa tạp được kết nối với những cái khác bằng các thân rễ ngầm dưới đất và ở trên bề mặt, theo một cách thức để tạo ra và trải rộng một ri-zôm. Chúng tôi đã viết cuốn sách này [Mille Plateaux] như một ri-zôm. Chúng tôi đã cấu tạo nó bằng những cao nguyên… Mỗi cao nguyên được đọc ở bất kỳ chỗ nào và có quan hệ với bất kỳ một cao nguyên khác. »
Rizôm về căn bản là một cách tư duy, một cách triết luận, một phương thức biểu đạt. Một cách thức nhận sự vật từ khoảng giữa.Không dễ để nhận thức sự vật từ giữa, chứ không phải từ cao xuống thấp hay từ thấp lên cao, từ trái qua phải hay ngược lại: các bạn hãy thử cách này và sẽ thấy là tất cả sẽ thay đổi”
Rizôm cũng được sử dụng để chỉ một hình thức tổ chức, một cách thức vận hành hay một phương thức tồn tại của sự vật, sự việc.
Một rizôm không bắt đầu cũng chẳng kết thúc, nó luôn ở vùng giữa, giữa các vật, giữa tồn tại, đoạn chêm/xen vào. Cây có quan hệ dòng dõi, còn rizôm là liên minh, chỉ là liên minh mà thôi. Cây áp đặt động từ « là », còn ri-zôm được dệt từ các liên từ « và…và…và ». Trong liên từ này có đủ sức mạnh để làm lung lay và làm bật rễ động từ « là ». (Mille Plateaux, tr. 36)
Không có đối lập cây - rhizome¶
- Rizôm là khái niệm được tạo ra để bổ sung cho mô hình tư duy của phương Tây, nhưng không có sự đối lập giữa hai mô hình này. Hai mô hình này không tạo thành một cặp nhị nguyên.
-
Có sự chuyển hóa giữa cây và ri-zôm: « có những cấu trúc cây hay cấu trúc rễ cọc trong ri-zôm, nhưng ngược lại, một cành cây hay một sự phân rễ cũng có thể đâm chồi thành ri-zôm…. Ở giữa một cái cây, ở hõm một cái rễ hay ở nách một nhành cây, có thể mọc mầm một ri-zôm mới. Hoặc đó là một phần nhỏ xíu của cây-rễ cọc, một cái rễ con, cũng bắt đầu tạo ri-zôm. » (Mille Plateaux, tr.23)
-
Deleuze nhìn thấy ở nước Mỹ một phương Tây có tính ri-zôm, nước Mỹ thoát khỏi truyền thống phương Tây theo mô hình cây. Chính ở nước Mỹ là nơi diễn ra hiện tượng chuyển hóa từ cây thành ri-zôm, nơi mà cây tạo thành ri-zôm.
❓:: nếu trong rễ cọc có rhizome thì tại sao phải tới Deleuze thì rhizome mới được khám phá? Điều gì khiến cho rễ cọc sớm chiếm lĩnh được tư duy loài người như vậy? Nếu rhizome vừa là cách con người tư duy vừa là cách thế giới cấu trúc, vậy tại sao tư duy rhizome không sớm nhận thấy cấu trúc rhizome, còn tư duy rễ cọc lại dễ dàng nhận thấy cấu trúc rễ cọc? Phải chăng là chỉ đến khi các nhà thực vật học khám phá ra rhizome thì ta mới có từ vựng để miêu tả nó?
❓:: Có bao nhiêu loại nhị phân? Em nghe nói nhị phân phương Tây cũng khác nhị phân phương Đông (mà điển hình là Đạo giáo)
❓:: Tư duy nhị phân (binary, duality) có phải là một dạng phân loại (classification, categorization, taxonomy) không? Tư duy rhizome có loại trừ sự phân loại không hay chỉ loại trừ sự nhị phân? Sự gỡ bỏ phân loại có phải là rhizomification? Nó có giống như mối quan hệ giữa cấu trúc luận và hậu cấu trúc luận?
❓:: nếu rhizome rồi cũng sẽ xảy ra từ cấu trúc, vậy thì có phải ta cũng không cần cố gắng tư duy như rhizome làm gì, mà cứ tiếp tục tư duy như rễ cọc là được?
❓:: sự khác biệt giữa rhizome và mạng lưới là gì? Một rhizome các khái niệm khác gì với một mạng lưới các khái niệm?
❓:: một ví dụ cho thấy sự kết hợp giữa rễ cọc và rhizome (VD: con ong - hoa lan, internet)
❓:: cao nguyên là từng điểm trong rhizome, hay là toàn bộ rhizome? Cao nguyên trong cơn ong - hoa lan và trong internet là thế nào?
❓:: Có khi nào một rhizome lại trình diện trong mắt chúng ta như là một rễ cọc (hoặc ngược lại) không?