Ý tưởng về rhizome khác với tư duy phi tuyến và hệ phức hợp ở chỗ nó đi tới được các khái niệm như bản đồ và cao nguyên
Khái niệm:: Bản đồ
Theo những gì mình hiểu về triết học Deleuze và Guattari thì tư duy tuyến tính và tư duy phi tuyến sẽ được gọi là rễ cọc và rễ kết (rhizome). Tuy nhiên ý tưởng của họ hay ở chỗ là đưa thêm được vào các khái niệm như bản đồ (một thứ có vô số lối vào và vô số lối ra) và cao nguyên (một thứ tự ngân rung trên chính nó), mà cách nhìn của khoa học phức hợp mình thấy có vẻ không triển khai tới được. (Có lẽ là hiển nhiên, vì đó là khoa học chứ không phải triết học.) Cách nhìn này sẽ hữu ích cho những ai làm nghệ thuật hoặc các ngành nhân văn
Ai muốn tìm hiểu cách khoa học phức hợp được ứng dụng vào từng lĩnh vực cụ thể như kinh tế, xã hội học, chính trị, thiết kế, công nghệ, quản trị tổ chức, giáo dục, sinh thái, v.v thì có thể xem kênh Sytems Innovation này. Ở video thứ 2 trong playlist của kênh này nói về sự ảnh hưởng của quy giản luận (reductionism) và tư duy tuyến tính bắt đầu từ thời Newton lên các ngành xã hội như thế nào:
.
Cả playlist thì nói về ứng dụng của khoa học phức hợp lên xã hội học.
Việc hướng đến sự ngăn nắp là đang hướng đến việc tạo ra một thế giới trong đầu