Phần mềm tự do và mã nguồn mở
-
Theo như tổ chức vận động quyền sử dụng phần mềm tự do (Free Software Foundation), thì copyright, patent và trademark là 3 loại luật khác nhau. Việc hợp nhất chúng dưới một cái tên là tài sản trí tuệ giống như hợp nhất Hàn Quốc, Mông Cổ, Pakistan lại thành nước Hàn Cổ Stan, rồi cố tìm điểm chung giữa chúng cho dù ngay từ đầu chúng chẳng liên quan gì đến nhau, dù đó là địa lý, chủng tộc, văn hoá, ngôn ngữ, chính trị, v.v. Ai không biết gì về chúng thì sẽ thấy chúng đều là ở châu Á nên nghĩ là giống, chứ chỉ cần tìm hiểu đôi chút rồi thì sẽ thấy chúng hoàn toàn khác biệt.
Did You Say “Intellectual Property”? It’s a Seductive Mirage - GNU Project - Free Software Foundation. The Curious History of Komongistan (Busting the term “intellectual property”) - GNU Project - Free Software Foundation. -
Đa số mọi người nghĩ rằng các công ty lớn như Microsoft, Google tạo ra code từ đầu đến cuối, nhưng thực ra họ chỉ mua lại code và bán thương hiệu của mình.
Poison Code. -
Chưa xét đến việc có làm giảm thu nhập hay không, việc mở mã nguồn có làm tăng khối lượng công việc hơn nhiều lần, khi mà việc review PR cũng như hỗ trợ dev nhiều khi phải tính là một công việc thực sự. Học lập trình nhức đầu hơn học các ngành khác vì nó có quá nhiều đánh đổi, đồng thời cũng kém tính vận động trong không gian hơn, nên ta ít có khả năng nảy sinh trực giác hơn. Chính vì vậy, như em nói, người làm trong ngành này có nhu cầu giúp đỡ nhau rất lớn, và đó là lý do thường xuyên được sử dụng từ những người ủng hộ mã nguồn mở. Tuy nhiên, vấn đề là sau khi nhu cầu được giải quyết xong ta sẽ nghĩ ngay tới việc giải quyết vấn đề tiếp theo. Việc giúp đỡ người đã giúp mình không đủ khẩn cấp hoặc nhiều cảm hứng bằng việc giải quyết vấn đề tiếp theo, hoặc đủ cảm hứng bằng việc cải tiến giải pháp hiện có. Anh nghĩ rằng sự hợp tác xã hội của con người được tiến hoá theo chiều hướng chia việc để cùng tạo ra sản phẩm chung, chứ không phải ở việc giúp đỡ qua lại. Nên đây chính là điểm mắc kẹt khiến cho các dự án mã nguồn mở được nhận tài trợ thấp. Phải bắt người ta trả tiền trước, chứ cho trả sau là người ta nhức đầu lắm.
-
Các công ty đầu tư vào dự án mã nguồn mở khi nó nó là hàng hoá bổ sung cho sản phẩm chính của họ. Hàng hóa bổ sung (complementary goods) là những loại hàng hoá có xu hướng được dùng cùng nhau. Ví dụ: xăng và xe máy, máy tính và phần mềm. Nếu giá của mặt hàng này xuống thấp thì nhu cầu cho hàng hoá kia sẽ tăng cao. Nếu một phần mềm là hàng hoá bổ sung cho một sản phẩm chính của một công ty, thì việc đầu tư vào phiên bản mã nguồn mở của nó sẽ phổ thông hoá (commonditize) nó, làm giá của nó thấp xuống, từ đó làm tăng lượng cầu sử dụng sản phẩm chính của họ.
Strategy Letter V – Joel on Software, Laws of Tech: Commoditize Your Complement · Gwern.net -
Diễn đàn hỏi đáp Stack Overflow/Stack Exchange chắc là em quá biết. Nó có một diễn đàn con để hỏi đáp về mã nguồn mở. Hẳn là những người quản trị trang này cũng rất cổ suý mã nguồn mở? Nhưng điều thú vị là Stack Exchange không phải là trang mã nguồn mở. Vậy tại sao họ lại tình nguyện vào một nơi đối lập với ý hệ của mình? Anh có hỏi ở đây, thì đây là một số lý do họ đưa ra:
- Việc công bố thông tin bằng phần mềm không tự do không tạo ra vấn đề như việc xử lý dữ liệu bằng phần mềm không tự do
- Với FSF, vấn đề chính là thế giới đừng bắt tôi phải dùng phần mềm không tự do, kể cả lúc giao tiếp với thế giới, chứ không phải là thế giới cần dùng phần mềm không tự do
Stack Exchange is not open sourced. Why do you decide to participate here? - Open Source Meta Stack Exchange
- Vì FSF xem Khái niệm tài sản trí tuệ không có cơ sở vững chắc, nên nó bị các công ty xem như là kẻ thù. OSI thấy rằng cần có con đường chuyển đổi hoà bình hơn, nên chấp nhận thoả hiệp. OSI muốn các công ty đón nhận mã nguồn mở bằng việc nhấn mạnh vào cộng đồng và lợi thế cạnh tranh từ phương thức sản xuất mới này. FSF xem việc không trao quyền tự trị dữ liệu cho người dùng là vô đạo đức. OSI không cho rằng như vậy, kể cả khi điều đó làm hại người khác.
While free software was meant to force developers to lose sleep over ethical dilemmas, open source software was meant to end their insomnia.
Nguồn:: The Meme Hustler
Excel dịch chuyển một phần quyền lực của chuyên gia IT vào người sử dụng
Đọc The Meme Hustler và các bài phản biện¶
Không phỏng vấn O’Reilly
techno-skepticism, để đối nghịch với techno-utopia, hoặc techno-solutionism
Nên xem O’Reilly trong bài như một trong những người thúc đẩy chính, nhưng không phải là người duy nhất tạo ra vấn đề. Như xem phim tiểu sử vậy. Nó không hoàn toàn sai về mặt lịch sử, nhưng nó cũng cần sự kịch tính và nhân vật phản diện. Những người phản ứng với bài viết này vì nó giống như dựng nên một bù nhìn rơm O’Reilly. Nhưng việc dựng nên nó và đấm vào nó là vẫn cần thiết. Có thể con bù nhìn đó không hoàn toàn do O’Reilly tạo ra, nhưng công lớn trong việc tạo ra những thành phần quan trọng của nó vẫn là từ O’Reilly. Hệ thống tư bản chỉ là hoàn thiện nó.
I’ve Seen the Worst Memes of My Generation Destroyed by Madness
Phản hồi của chính O’Reilly
Morozov has confirmed to me on Twitter that he did intend this as an allegory about memes rather than a profile of an actual person.
The “Meme Hustler” hustler: Evgeny Morozov’s Stupid Talk about Tim O’Reilly – Wetmachine
Một người từng làm việc với O’Reilly, chủ yếu là góc nhìn cá nhân
All these anecdotes aside, here’s my summary of why I think Morozov’s Baffler story is pompous, shallow, unfair, error-filled and hysterical.
- It’s pompous because Morozov implies that only he, Evgeny Morozov, can see though O’Reilly’s flam-flam.
- It’s shallow because it doesn’t get into the meat of any of O’Reilly’s arguments. What were Tim’s substantive opinions about SOPA and CSPA, for example? Who knows? Morozov doesn’t tell us. With Morozov it’s all about the “meta”. That’s just bullshit.
- It’s unfair because Morozov accuses O’Reilly of being an Eric Raymond-style “devil take the hindmost” Randian Libertarian nut-job, without producing any real evidence. The closest he can come is one or two ambiguous statements from O’Reilly and a lot of guilt by association. Furthermore he accuses Tim of being a propagandist because he “hustles memes”, but please, what does Morozov do for a living if not hustle memes? Come on. They’re both guys who are in the business of influencing opinions. If Tim O’Reilly is a meme hustler, then so is Evgeny Morozov. Give me a break.
- It’s error-filled in the sense that lacks any historical sense of what “closed source” and “open source” actually meant in the years before 1998 or so. The foundation of his argument is full of cracks. He’s simply wrong about what happened.
- And it’s hysterical because (a) it imputes to O’Reilly all kinds of influence that he does not in fact have. Tim O’Reilly does not own a television network. He does not have a TV show. He is not the President of the United States of America, or even a Senator with a the power to pocket-veto by putting a hold on legislation. He’s just some guy who has opinions about some stuff and who happens to be a very shrewd businessman, and (b) it implies that the whole fate of humanity hangs on the finer nuances of the relative epistemologies of “free software” and “open source” software. This makes the resolution of the theological battle between the Name Glorifiers and Name Fighters seem positively “vital for your everyday life” by comparison. We should be concerned about Mr. O’Reilly because he hijacked the phrase “Open Source”? Really, Evgeny? What are you going to tell us next, that Led Zeppelin didn’t actually invent the blues?
-
-:
- Các công ty đầu tư vào dự án mã nguồn mở khi nó nó là hàng hoá bổ sung cho sản phẩm chính của họ
- Quyên góp cho mã nguồn mở thiếu sự khẩn cấp và đồng cảm cá nhân mà các tổ chức từ thiện hay có
- Thời gian trung bình từ lúc một phần mềm đến lúc có phần mềm mã nguồn mở tương đương là 7 năm
- Theo luật Mỹ, phần nói về trách nhiệm phải được viết in hoa
- So với mã nguồn đóng, mã nguồn mở làm giảm thu nhập đáng kể nhưng lại tăng khối lượng công việc hơn nhiều lần
- Tính giải tập trung, phi phân cấp của các cộng đồng lập trình làm cho việc đảm bảo việc trả tiền cho lập trình viên trở nên khó khăn, dù đó là nền tảng của nền kinh tế tư bản số
- Đa số mọi người nghĩ rằng các công ty lớn như Microsoft, Google tạo ra code từ đầu đến cuối, nhưng thực ra họ chỉ mua lại code và bán thương hiệu của mình
- Bạn có quyền chỉnh sửa dữ liệu của mình dưới bất kỳ hình thức nào
- Việc phải trả tiền cho phần mềm để được đọc dữ liệu của mình không khác gì bị tống tiền
- Việc trung tâm hoá tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy mô lớn
- Việc trung tâm hoá việc lưu trữ dữ liệu trên máy chủ sẽ lấy đi autonomy và agency của người dùng cuối
- Nếu bạn không kiểm soát chương trình bạn dùng, người khác sẽ kiểm soát nó
- Quyền được đọc là quyền được cào
-
FSF:
- Khi nói đến mã nguồn mở, đa số chỉ để ý tới việc được đọc mã nguồn, chứ không để ý đến quyền được chỉnh sửa và phân phối nó
- Không phải lúc nào chức năng chính của những thứ thông minh là thứ khiến bạn mua nó
- Khái niệm tài sản trí tuệ không có cơ sở vững chắc
- Từ ❝mở❞ dễ bị lạm dụng hoặc hiểu sai hơn là ❝tự do❞
- FSF muốn bảo vệ con người khỏi bị khai thác, thao túng
- Những trường hợp sử dụng phần mềm không tự do nhưng không gây hại
- Việc mở mã nguồn thường được xem như là một món quà cho cộng đồng, chứ không phải là một nghĩa vụ phải làm với xã hội
- Việc công bố thông tin bằng phần mềm không tự do không tạo ra vấn đề như việc xử lý dữ liệu bằng phần mềm không tự do
- Với FSF, vấn đề chính là thế giới đừng bắt tôi phải dùng phần mềm không tự do, kể cả lúc giao tiếp với thế giới
-
OSI:
- Những người ly khai khỏi phong trào phần mềm tự do chán nản với việc RMS chỉ nói về cái mình muốn chứ không nói cái người ta muốn
- Khái niệm ❝chính phủ mở❞ như một dạng kết hợp giữa chính phủ và mã nguồn mở làm lu mờ trách nhiệm giải trình của chính phủ
- OSI muốn các công ty đón nhận mã nguồn mở bằng việc nhấn mạnh vào cộng đồng và lợi thế cạnh tranh từ phương thức sản xuất mới này
- Từ nào mà mọi người đều nhìn thấy nó theo cách của mình thì là một từ thành công với O’Reilly
- Việc sử dụng từ ❝mở❞ đã khiến cho O’Reilly thành công trong việc PR mã nguồn mở
- O’Reilly ứng dụng lý thuyết structural differential của Korzybski vào việc tạo ra khái niệm open source và web 2.0
- Ý tưởng rằng làm dự án mã nguồn mở sẽ có cộng đồng lớn có lẽ không tồn tại trước thời OSI
- Việc sử dụng từ ❝mở❞ đã khiến cho O’Reilly thành công trong việc đánh đồng internet với mã nguồn mở