Tương lai của một ngôn ngữ phụ thuộc vào việc lý do ra đời của nó và lý do để sử dụng nền tảng dựa trên nó có còn cần nữa hay không

  • JS ra đời để chạy trên trình duyệt. Nếu tương lai còn cần trình duyệt thì JS vẫn được sử dụng. Nếu sau này ta có cách tương tác với thông tin trên internet tốt hơn trình duyệt thì trình duyệt sẽ không còn cần dùng nhiều, và từ đó JS cũng sẽ không cần dùng nhiều
  • Python ra đời cho sự đơn giản. Nếu tương lai không có ngôn ngữ nào đơn giản bằng nó thì nó vẫn còn được sử dụng
  • C# ra dời để viết chương trình cho Windows. Nếu sau này Windows không còn sử dụng nhiều nữa thì nó sẽ không còn được sử dụng nữa
  • PHP ra đời vì vào thời điểm đó không có ngôn ngữ nào chuyên về web cả. Muốn làm web là phải viết trực tiếp từ C. Nhưng vì hiện tại đã có nhiều ngôn ngữ có thể làm web tốt được nên lý do sử dụng nó không còn mạnh bằng. Hiện tại nó còn phổ biến vì cộng đồng WordPress còn mạnh. Nếu ai không cần dùng WordPress để làm web thì họ không cần dùng PHP
  • Matz, người tạo ra Ruby, lúc đó muốn có một ngôn ngữ hướng vật thể tốt hơn Python. Nhưng sau này vì Python đã bổ sung thêm nhiều tính năng về hướng vật thể, nên nhu cầu sử dụng Ruby cũng giảm đi
  • Trước thời điểm iPhone mới ra mắt thì Objective-C cơ bản đã chết. Nhưng vì iPhone dùng nó để viết app iOS nên nó lại được hồi sinh. Nhưng sau khi Apple chọn Swift làm ngôn ngữ chính để viết app thì nó lại bắt đầu thoái trào

Ngoài ra, lý do một ngôn ngữ trông có vẻ chết có thể là vì đã có một ngôn ngữ khác dựa trên nó thành công. Ví dụ như Kotlin kế thừa và phát triển Java. Nếu giả sử như Java chết nhưng Kotlin lại thành công thì cũng có thể nói là thực ra Java đâu có chết.

Nguồn::