Chủ thể tính của AI

Về vấn đề hiệu quả Sự khác biệt giữa con người và mô hình ngôn ngữ lớn là con người có niềm tin và có thể kiểm chứng niềm tin từ môi trường bên ngoài. Computerphile có tóm tắt một bài nghiên cứu gần nhất đăng trên NeurIPS‘24, nói rằng Có bằng chứng cho thấy việc có thêm dữ liệu và phần cứng để tính toán cũng không làm tăng khả năng nhận diện. Cherrypick

Về vấn đề bản quyền, thì Người sử dụng AI không thể tự nhận mình là tác giả của tác phẩm do nó tạo ra được, vì nghệ thuật đòi hỏi ta phải đưa ra rất nhiều lựa chọn. AI không lao động để cải tạo thế giới. Cũng có bài nghiên cứu về luật nói rằng dùng AI chính là ăn cắp.

Về vấn đề nghiên cứu, thì AI không được xem là tác giả tri thức mới, vì nó không có khả năng chịu trách nhiệm đối với các tuyên bố tri thức

Ngay cả việc code, thì ngay chính nền tảng Stack Overflow cũng rất phản đối dùng AI để gen ra câu hỏi hoặc câu trả lời. Mà chúng ta biết là SO là nơi để cộng đồng lập trình tham khảo.

Cái gì hôm nay ko làm đc thì ngày mai chưa chắc ko làm đc.
Tranh luận ko đi tới đâu

về tính tác giả của AI em thấy bên lĩnh vực nghệ thuật cũng bảo là ko xem nó là tác giả được. Bài A.I sáng tác văn chương phân tích vấn đề dưới quan điểm của Marx và Heidegger, nói rằng nó không có lao động trừu tượng và vì vậy không có chủ thể tính của một lao động. Nó không đòi hỏi nhuận bút hay cải tạo thế giới, nó cũng không cải tạo, phân công và khai thác lao động như một nhà quản lý. Còn bài Why A.I. Isn’t Going to Make Art còn nói rằng chẳng những AI không thể được xem là tác giả, mà cả người sử dụng nó cũng không thể tự nhận mình là tác giả luôn. Bởi vì nghệ thuật là việc lựa chọn. Dù trong lúc lao động mình không để ý vào việc mình lựa chọn thì mình vẫn phải lựa chọn vô vàn thứ. Trong khi đó, kết quả từ AI không phải từ sự lựa chọn. Em nghĩ những ý này cũng có ích khi bàn về tính tác giả của tri thức.