⚡Hiểu biết sâu
-
Cộng đồng, hệ sinh thái, hệ phức hợp:
-
Cộng đồng, hệ sinh thái, hệ phức hợp/Hệ phức hợp:
- Giá trị của một mạng lưới điện thoại tỉ lệ với bình phương số thành viên của nó
- Hệ phức hợp
- Hiệu ứng mạng là hiệu ứng mà mỗi một người dùng gia nhập vào mạng lưới sẽ tạo thêm giá trị và cải thiện chất lượng cho cả mạng lưới đó
- Muốn phát triển thì vào vòng lặp dương. Muốn bền vững thì vào vòng lặp âm
- Mọi thứ luôn nằm ở chỗ cuối cùng bạn tìm thấy nó
- Khả năng tạo ra được sự bền vững nằm ở việc có thấy được siêu vật hay không
- Một số người xem việc kết quả phụ thuộc vào xác suất là bất định, kể cả khi mình biết xác suất đó là gì. Một số người xem việc đó là tất định
- Nhiều thứ ta thấy là bất định thực ra là vì không có thời gian để xác định quy luật hoặc kiểm nghiệm giả thiết
- Những hệ tập trung thì có ưu điểm là dễ quản lý và vận hành hiệu quả trong thời gian ngắn, nhưng nếu bị tấn công một cách có chiến lược thì dễ chết
- Rủi ro mang ý nghĩa mất mát, nhưng nhiều khi nó chỉ là không được sự tối ưu nhưng vẫn được thêm
- Sự hấp dẫn về hệ thống phân cấp đã ăn sâu vào tiềm thức của ta, mặc dù bộ não phát triển theo hướng rhizome
- Sự tự tổ chức là không tránh khỏi nhưng không dự báo trước được
- Sự đáp ứng đòi hỏi ta nhận diện được rằng ta không thể hoàn toàn biết được tương lai của mình
- Sự tự tổ chức sự tạo mẫu hình một cách phi tuyến
- Ta thường cẩn thận với những quyết định một lần
- Trí tuệ đám đông được sinh ra từ sự đa dạng và độc lập của những cá nhân
- Độ tác động của quyết định, độ có sẵn của thông tin, trạng thái của môi trường là một trong nhiều thứ bất định
- Vòng lặp dương giúp củng cố tình trạng hiện tại, tránh sự tác động từ bên ngoài, tự bảo tồn chính nó
- ❓Mối quan hệ giữa hệ phức hợp và siêu vật là gì
-
Cộng đồng, hệ sinh thái, hệ phức hợp/Hệ phức hợp/Phân loại, phi tuyến:
-
Cộng đồng, hệ sinh thái, hệ phức hợp/Hệ sinh thái:
- Con người dường như được thiết kế để thể hiện ý định qua cảm xúc hơn là lời nói
- Khi được hỏi về các rào cản làm cản trở mối quan hệ đối tác, phía doanh nghiệp chủ yếu nói về việc thiếu năng lực, còn phía các tổ chức xã hội chủ yếu nói về việc không cùng hướng đi
- Hiện tượng khuếch tán trách nhiệm, người ngoài đứng nhìn
- Hệ sinh thái là vùng đất
- Một hệ sinh thái không hoạt động bằng cách đặt câu hỏi, mà bằng cách không cần hỏi cũng biết câu trả lời là gì
- Để tham gia vào một hệ sinh thái đòi hỏi người tham gia phải nắm được thuật ngữ
- ❓Có cách nào để đánh giá giá trị networking của một chương trình trước khi tham gia không
- Để một hệ sinh thái hoạt động thực sự hiệu quả thì lượng năng lượng dành ra để nắm bắt tín hiệu của môi trường phải giảm tới mức gần như bằng 0
- ❓Động lực làm việc không liên quan đến sự khuếch tán trách nhiệm
-
Cộng đồng, hệ sinh thái, hệ phức hợp/Hệ sinh thái/Tổ chức xã hội:
-
Cộng đồng, hệ sinh thái, hệ phức hợp/Truyền thông, xây dựng cộng đồng:
- Các cách xác định sản phẩm đã phù hợp thị trường hay chưa
- Các dạng cộng đồng
- Có những người không muốn được hỏi mình muốn gì mà chỉ muốn được quyết định giúp
- Cách phân tích các loại khách hàng
- Cảm giác khó chịu khi bị quảng cáo quá đà
- Cộng đồng của dự án khác với cộng đồng của xã hội
- Cộng đồng trên Facebook là cộng đồng của Facebook
- Cộng đồng từ chưa tỉnh thức đến tỉnh thức ít nhất cũng 2 năm
- Cộng đồng là những người có cùng niềm tin
- Nhiều người muốn hỏi ý kiến của người sáng lập nhưng không hỏi trong cộng đồng chung mà chỉ muốn nhắn riêng
- Nội dung thiên về lý tính có nhiều tương tác chủ động. Nội dung thiên về cảm tính có nhiều tương tác thụ động
- Nhóm kín trên Facebook không nhất thiết là cộng đồng riêng
- Phân loại khách hàng tốt nhất là phân loại bằng niềm tin
- Quảng cáo trên Internet khác hẳn quảng cáo trên các phương tiện ở chỗ người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo
- Việc có được khách hàng mới có thể tốn kém hơn từ 5 đến 25 lần so với việc giữ chân một khách hàng hiện có
- Đàm phán là tạo ra giá trị, chứ không phải chia đôi lợi ích
- ❓Một người khen là bài rất hay thì nó có nghĩa gì
- ❓Làm sao để biết người thụ hưởng sẽ tiếp tục dựa dẫm hay sẽ có động lực thay đổi
- ❓Khách hàng sẽ nhớ đến mình nếu như mình có thể tạo được satisfaction of emotion, nhưng họ chỉ làm tnv hoặc góp tiền cho mình khi họ cần đảm bảo một cái gì đấy
- ❓Học tập cùng cộng đồng khác gì với thực tập
- ❓Tìm sự bàn tán trước hay chuẩn bị cho sự bàn tán trước
- ❓Tỉ lệ hài lòng trên share là bao nhiêu
- ❓Việc diễn giả lên nói mà không tìm hiểu trước nhu cầu người tham dự có đúng tinh thần SL hay không
-
Cộng đồng, hệ sinh thái, hệ phức hợp/Truyền thông, xây dựng cộng đồng/Gặp mặt:
-
Công nghệ thông tin:
- Công nghệ mới đem lại thêm lựa chọn cho người làm chính sách
- Lập trình là việc hướng dẫn máy làm theo đúng ý mình, chứ không phải chỉ mỗi viết code
- Người không làm lĩnh vực lập trình không được tạo điều kiện để trưởng thành về mặt quản trị dữ liệu
- Tự động hóa là bản chất của ngành phần mềm. Cái gì phải làm thủ công thì nó là bug
- Việc đổi mới sáng tạo bắt đầu bằng việc mỗi người tạo được phần mềm cá nhân
- Việc lưu trữ dữ liệu tại máy cá nhân và ở định dạng đơn giản sẽ giúp người dùng quen thuộc hơn với việc lập trình
-
Công nghệ thông tin/Ẩn dụ và mental model:
- Các ngành khác đều làm việc với những vật thể cụ thể trong không gian. Chỉ có ngành lập trình là không có điều đó
- Các cửa sổ phần mềm không giống như một bàn làm việc thật
- Lập trình thực ra là dùng ẩn dụ
- Mental modal trong ngành lập trình thực ra chỉ là những ẩn dụ
- Ẩn dụ là cách ta hiểu code bằng cơ thể
- Việc web dùng ẩn dụ trang giấy giới hạn cách nghĩ của ta về web
- Ẩn dụ máy tính như là bàn làm việc đã giúp mọi người biết làm việc với máy tính
- Triết học ngôn ngữ là trung tâm của triết học khoa học máy tính
-
Công nghệ thông tin/Dữ liệu, AI:
- 4 cấp độ phân tích dữ liệu – mô tả hiện tượng, lý giải nguyên nhân, dự đoán kết quả, đề xuất hành động
- Dữ liệu có thể là ngôn ngữ mà tất cả mọi người đều hiểu
- Dữ liệu, AI
- Ngành khoa học dữ liệu còn nhiều thuật ngữ không có sự ổn định về nghĩa
- Sự không phân biệt giữa AI học có giám sát và AI tạo sinh mà chỉ gộp chung vào AI làm nhiều người nhầm lẫn giữa điểm mạnh và điểm yếu của AI
-
Công nghệ thông tin/Dữ liệu, AI/Máy học:
-
Công nghệ thông tin/Dữ liệu, AI/Mô hình ngôn ngữ lớn:
- AI là định dạng ảnh mờ của web
- AI cũng có nhiều loại khác nhau, nên dùng khái niệm LLM sẽ chính xác hơn
- Có bằng chứng cho thấy việc có thêm dữ liệu và phần cứng để tính toán cũng không làm tăng khả năng nhận diện
- AI không tất định mà tạo sinh kết quả mỗi lần mỗi khác dù với cùng một câu nhập
- Cách để AI không bị ảo giác là kêu nó viết truy vấn cho Wikidata
-
Công nghệ thông tin/Dữ liệu, AI/Mô hình ngôn ngữ lớn/Chủ thể tính:
- AI không lao động để cải tạo thế giới
- AI không được xem là tác giả tri thức mới, vì nó không có khả năng chịu trách nhiệm đối với các tuyên bố tri thức
- Chủ thể tính
- Người sử dụng AI không thể tự nhận mình là tác giả của tác phẩm do nó tạo ra được, vì nghệ thuật đòi hỏi ta phải đưa ra rất nhiều lựa chọn
- Sự khác biệt giữa con người và mô hình ngôn ngữ lớn là con người có niềm tin và có thể kiểm chứng niềm tin từ môi trường bên ngoài
- Đằng sau vẻ ngoài tự trị của AI là những người làm công việc dán nhãn và kiểm duyệt, vô hình và bếp bênh
-
Công nghệ thông tin/Dữ liệu, AI/Mô hình ngôn ngữ lớn/Lập trình:
- AI gần như không có khả năng tự sửa lỗi code
- Người mới học nên bắt đầu bằng việc hiểu code đúng hơn là sửa lỗi code sai với lời hướng dẫn chưa chắc đúng
- Để AI có thể tham gia vào việc lập trình được, nó cần phải làm được cả việc kiểm định và sửa lỗi code, chứ không phải chỉ mỗi sinh code
- Trước khi AI có thể kiểm định và sửa lỗi code, ta vẫn cần phải học lập trình để kiểm định và sửa lỗi cho nó
-
Công nghệ thông tin/Dữ liệu, AI/Mô hình ngôn ngữ lớn/Tiềm năng:
- AI giống như công nghệ tua bin. Gắn nó với xe hơi thì không sử dụng được. Nhưng nếu có thể có thêm những công nghệ mới thì có thể thành máy bay
- Thế mạnh của AI là làm những công việc cần tốc độ mà không đòi hỏi sự chính xác, chất lượng
- Tiềm năng để kiếm tiền từ AI đến từ mảng học có giám sát nhiều hơn ở mảng tạo sinh
-
Công nghệ thông tin/Dữ liệu, AI/Trung tâm dữ liệu:
-
Công nghệ thông tin/Kỹ thuật phần mềm:
- Code được dùng nhiều hơn được đọc, được đọc nhiều hơn được viết
- Người mới lập trình thường chỉ biết muốn biết làm sao để code chạy được. Người có kinh nghiệm còn quan tâm đến tính dễ bảo trì, mở rộng và bắt lỗi của code
- Ngôn ngữ lập trình không giúp con người làm được nhiều hơn những gì ngôn ngữ lập trình bậc thấp làm được. Nó chỉ giúp con người làm ra ít lỗi hơn mà thôi
- Người mới lập trình thường hỏi nên dùng cú pháp, thư viện, hay ngôn ngữ nào. Lập trình viên nhiều kinh nghiệm thường tập trung vào các khái niệm trừu tượng
- Tương lai của một ngôn ngữ phụ thuộc vào việc lý do ra đời của nó và lý do để sử dụng nền tảng dựa trên nó có còn cần nữa hay không
- ❓ Học code bằng việc debug product code sẽ nhanh hơn
-
Công nghệ thông tin/Kỹ thuật phần mềm/Đánh đổi:
- Chấp nhận giải pháp mì ăn liền là đang mang nợ vào người
- Có sự đánh đổi giữa sự dễ dàng tuỳ biến dữ liệu của mình và sự dễ dàng hợp tác qua mạng
- Các đánh đổi tạo ra nhiều tổ hợp giải pháp khác nhau cho cùng một nhu cầu
- Có sự đánh đổi giữa sự tự do sử dụng dữ liệu và sự tiện lợi trong việc hợp tác
- Việc lập trình ít trực giác hơn nhưng lại có nhiều đánh đổi hơn các ngành khác
-
Công nghệ thông tin/Kỹ thuật phần mềm/Kiến trúc:
- Các cuốn sách về phương pháp lập trình được viết bởi những người làm phần mềm nội bộ
- Cấu trúc kỹ thuật của sản phẩm phản ánh giới hạn xã hội của tổ chức tạo ra nó
- Phần mềm nội bộ không cần dễ dùng và không phải kiểm thử trên nhiều môi trường khác nhau, cũng không sợ bị cạnh tranh
- Không phải vì một thứ có thể làm một điều mà ta nên dùng nó để làm điều đó
-
Công nghệ thông tin/Kỹ thuật phần mềm/Nhức đầu:
- Khi lạc trong một thành phố, ta mở bản đồ lên coi và định vị được bức tranh tổng thể. Khi lạc trong code, ta mở UML lên và càng thấy rối hơn
- Khi đang có việc và phải bỏ dở để học một công cụ, ta không nhức đầu khi đó là công cụ vật lý, nhưng lại nhức đầu khi đó là công cụ số
- Lý do không dùng lại code của người khác
- Lập trình là lĩnh vực dễ nhức đầu vì cần phải học rất nhiều công cụ khác nhau trong lúc làm việc
- Mỗi lần nghiên cứu thư viện mới là lại phải gom tất cả quyết tâm và năng lượng để làm
- Ngành kỹ thuật phần mềm không có một ngôn ngữ thị giác chung
- Ngành kỹ thuật phần mềm không thể viết nên một phần mềm để tạo bản thiết kế cho chính ngành của mình
- Viết code dễ hơn đọc code
-
Công nghệ thông tin/Kỹ thuật phần mềm/Thời gian hoàn thành:
- Kể cả những người đã làm lố thời gian quá nhiều vẫn luôn lạc quan mình sẽ làm xong sớm
- 90% lượng code ban đầu tốn 90% thời gian lập trình. 10% lượng code còn lại tốn thêm 90% thời gian lập trình
- Viết phần mềm chỉ chiếm khoảng ⅓ thời gian, còn lại là dành cho bảo trì (thêm bớt chức năng, sửa lỗi, v.v.)
-
Công nghệ thông tin/Nhân học:
- Lập trình là một cái gì đó thâm nhập vào đời sống của chúng ta, nhưng lại gần như vô hình
- Hơn một nửa lưu lượng trên mạng đến từ bot chứ không phải con người
- Người viết code thường làm một mình, không được hỗ trợ, không được trả tiền, chỉ vì sự đam mê. Họ cần xây dựng rất nhiều mối quan hệ tin tưởng được nhau
- Người không học về lập trình thấy việc lập trình như làm phép thuật
- Những nơi khó chỉ mục được là những nơi gặp được nhiều cuộc trò chuyện lành mạnh
- Lập trình viên biết lập trình chủ yếu là nhờ biết google
-
Công nghệ thông tin/Tự trị dữ liệu. Mã nguồn mở, phần mềm tự do:
-
Công nghệ thông tin/Tự trị dữ liệu. Mã nguồn mở, phần mềm tự do/Mã nguồn mở:
- Các công ty đầu tư vào dự án mã nguồn mở khi nó nó là hàng hoá bổ sung cho sản phẩm chính của họ
- Khái niệm ❝chính phủ mở❞ như một dạng kết hợp giữa chính phủ và mã nguồn mở làm lu mờ trách nhiệm giải trình của chính phủ
- Những người ly khai khỏi phong trào phần mềm tự do chán nản với việc RMS chỉ nói về cái mình muốn chứ không nói cái người ta muốn
- O’Reilly ứng dụng lý thuyết structural differential của Korzybski vào việc tạo ra khái niệm open source và web 2.0
- OSI muốn các công ty đón nhận mã nguồn mở bằng việc nhấn mạnh vào cộng đồng và lợi thế cạnh tranh từ phương thức sản xuất mới này
- Quyên góp cho mã nguồn mở thiếu sự khẩn cấp và đồng cảm cá nhân mà các tổ chức từ thiện hay có
- So với mã nguồn đóng, mã nguồn mở làm giảm thu nhập đáng kể nhưng lại tăng khối lượng công việc hơn nhiều lần
- The decentralized, non-hierarchical nature of the public coding community makes it difficult to secure pay for coders
- Thời gian trung bình từ lúc một phần mềm đến lúc có phần mềm mã nguồn mở tương đương là 7 năm
- Từ nào mà mọi người đều nhìn thấy nó theo cách của mình thì là một từ thành công với O’Reilly
- Việc sử dụng từ ❝mở❞ đã khiến cho O’Reilly thành công trong việc PR mã nguồn mở
- Việc sử dụng từ ❝mở❞ đã khiến cho O’Reilly thành công trong việc đánh đồng internet với mã nguồn mở
- Ý tưởng rằng làm dự án mã nguồn mở sẽ có cộng đồng lớn có lẽ không tồn tại trước thời OSI
-
Công nghệ thông tin/Tự trị dữ liệu. Mã nguồn mở, phần mềm tự do/Phần mềm tự do:
- FSF muốn bảo vệ con người khỏi bị khai thác, thao túng
- Khi nói đến mã nguồn mở, đa số chỉ để ý tới việc được đọc mã nguồn, chứ không để ý đến quyền được chỉnh sửa và phân phối nó
- Khái niệm tài sản trí tuệ không có cơ sở vững chắc
- Những trường hợp sử dụng phần mềm không tự do nhưng không gây hại
- Việc mở mã nguồn thường được xem như là một món quà cho cộng đồng, chứ không phải là một nghĩa vụ phải làm với xã hội
- Đa số mọi người nghĩ rằng các công ty lớn như Microsoft, Google tạo ra code từ đầu đến cuối, nhưng thực ra họ chỉ mua lại code và bán thương hiệu của mình
- Từ ❝mở❞ dễ bị lạm dụng hoặc hiểu sai hơn là ❝tự do❞
- Không phải lúc nào chức năng chính của những thứ thông minh là thứ khiến bạn mua nó
-
Công nghệ thông tin/Tự trị dữ liệu. Mã nguồn mở, phần mềm tự do/Tự trị dữ liệu:
- Bạn có quyền chỉnh sửa dữ liệu của mình dưới bất kỳ hình thức nào
- Nếu bạn không kiểm soát chương trình bạn dùng, người khác sẽ kiểm soát nó
- Việc phải trả tiền cho phần mềm để được đọc dữ liệu của mình không khác gì bị tống tiền
- Việc trung tâm hoá tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy mô lớn
- Việc trung tâm hoá việc lưu trữ dữ liệu trên máy chủ sẽ lấy đi autonomy và agency của người dùng cuối
-
Kinh tế. Tâm lý học quản lý và lao động:
-
Kinh tế. Tâm lý học quản lý và lao động/Kinh tế/Các loại hình kinh tế mới:
- Cho mượn theo nhóm đảm bảo hơn
- Cho vay ngang hàng
- Con số cho tiền cho thiện nguyện dựa trên cộng đồng không tăng lên dù có rất nhiều nền tảng
- Kể cả khi AI có thể làm mất việc, thì những ngành khác cũng sẽ tạo ra nhiều loại việc khác
- Mọi người vẫn nghĩ công nghệ mới là AI, nhưng nó chỉ là một công nghệ trong rất nhiều các loại công nghệ mới khác
- Năm 1990 UNDP gắn phát triển vào phát triển con người
- Nếu bạn thấy được ý nghĩa trong công việc bạn làm thì bạn sẽ không lo lắng về người dùng chùa
- Nền kinh tế hậu khan hiếm
- Nền kinh tế không dùng tiền
- Nền kinh tế phi chính thức bao gồm các hoạt động kinh tế không có đăng ký về mặt pháp lý, không có số liệu thống kê và không được kiểm soát bởi nhà nước
- The non-monetary economy, typically embedded in a monetary economy, undertakes tasks that benefit society (whether through producing services, products, or making investments) that the monetary economy does not value
- Đi cùng với khái niệm bền vững là khan hiếm
- Tỉ lệ mua khi có ủng hộ giảm tăng vì người mua không muốn mình bị đánh giá là đứa tồi. Nhưng những người trả tiền trả nhiều tiền hơn hẳn
- Xu thế kinh tế mới
-
Kinh tế. Tâm lý học quản lý và lao động/Kinh tế/Các loại hình kinh tế mới/Nền kinh tế chăm sóc:
- Chưa có một lý thuyết chắc chắn nào về nền kinh tế chăm sóc
- Công việc chăm sóc không lương thường vô hình trong các chính sách và ngân sách bởi vì nó không nằm trong định nghĩa và đo lường theo cách truyền thống của nền kinh tế
- Nền kinh tế chăm sóc
- Các công việc nấu nướng, dọn dẹp, chăm sóc trẻ em, người già và người bệnh tại gia đình thường được hiểu là công việc chăm sóc không lương
- Công việc chăm sóc không lương được gán cho là không có giá trị về kinh tế bất chấp một thực tế về những đóng góp to lớn của công việc này cho nền kinh tế và xã hội
- Nhiều thảo luận về nền kinh tế chăm sóc chỉ nói đến lợi nhuận tiềm năng của nó, chứ không để ý vào các bất bình đẳng xã hội từ việc thiếu để ý và quan tâm đến các công việc chăm sóc
- Sự khác biệt giữa nền kinh tế chăm sóc và các ngành dịch vụ là nó tập trung vào người yếu thế, và hệ thống hoá các khái niệm
- Tính trung bình, phụ nữ làm công việc chăm sóc không được trả lương nhiều hơn ít nhất hai lần rưỡi so với nam giới
- Với sự phát triển của AI, các ngành về chăm sóc sẽ trở thành lợi thế
-
Kinh tế. Tâm lý học quản lý và lao động/Kinh tế/Các loại hình kinh tế mới/Nền kinh tế số:
- Kinh tế số là kinh tế dữ liệu (data-driven economy)
- Ngân hàng trung ương quản lý được digital currency, nhưng không phải crypto
- Sự khác nhau giữa công nghệ thông tin và chuyển đổi số
- Tài chính phi tập trung
- ❓Quyền riêng tư có phải là bất lợi với các doanh nghiệp nhỏ vì họ không có dữ liệu khách hàng, nhưng lại là lợi thế của doanh nghiệp lớn để họ độc quyền khai thác khách hàng đó?
-
Kinh tế. Tâm lý học quản lý và lao động/Kinh tế/Các loại hình kinh tế mới/Nền kinh tế xanh:
- Chi phí chuyển đổi sang năng lượng xanh không đơn giản
- Các thảo luận về nền kinh tế xanh ít đề cập đến việc giảm tải áp lực cho mọi người
- Nền kinh tế xanh
- Rác thải nhựa từ một toà nhà vào buổi trưa là khổng lồ
- Dần dần khái niệm kinh tế xanh được đánh đồng với tăng trưởng xanh
- Để bắt kịp những công nghệ mới, thường 2 năm rà soát lại một lần
-
Kinh tế. Tâm lý học quản lý và lao động/Kinh tế/Giá trị, giá cả, thị trường:
- Chúng ta cần có tiền, nhưng không cần giàu có
- Chỉ khi có sự trao đổi thì giá cả mới xuất hiện
- Con người không giả định miễn phí là kém chất lượng với sản phẩm số
- Các từ ngữ do chủ nghĩa tân tự do sử dụng thường có tính che giấu nhiều hơn là được làm sáng tỏ
- Giá cao làm tăng kỳ vọng, nhưng không làm thay đổi cảm nhận về chất lượng
- Một công ty không có sản phẩm tốt nhưng tiếp thị tốt sẽ khiến người dùng không biết về sản phẩm tốt hơn
- Những gì “thị trường muốn” có xu hướng đồng nghĩa với những gì các doanh nghiệp và ông chủ của nó muốn
- Những tài nguyên vô hạn sẽ làm những tài nguyên không vô hạn đi kèm với nó trở nên khan hiếm hơn
- Những sản phẩm quá mới mẻ khó theo hình thức trả giá tuỳ tâm được, vì người mua không có cách nào để đoán giá
- Nền kinh tế thị trường khác với xã hội thị trường
- Thị trường không chỉ phân bố hàng hoá mà còn bộc lộ, khuyến khích con người có những thái độ nhất định với các loại hàng hoá
- Sự hấp dẫn của tư duy thị trường ở chỗ nó không phán xét
- Thị trường không định giá. Ta mới là người định giá
- Độc quyền, ngoại tác, hàng hoá công, thông tin bất cân xứng, mất cân bằng vĩ mô là các thất bại của thị trường
- Đôi khi, giá trị thị trường lấn át những giá trị phi thị trường đáng quan tâm
- ❓Miễn phí, trả tuỳ tâm, tự định giá sức lao động
- ❓Truyền miệng là cách duy nhất để sản phẩm thực sự tốt hơn chiến thắng trên thị trường
-
Kinh tế. Tâm lý học quản lý và lao động/Kinh tế/Kinh tế học tâm lý:
- Cảm giác mất mát là cảm giác tiêu cực
- Cảm giác đáp ứng nhu cầu người khác là cảm giác tích cực
- Kinh tế học hành vi chủ yếu ứng dụng thiên kiến và suy luận tắt của con người vào kinh tế học, chứ chưa phải là toàn bộ tâm lý con người
- Nhu cầu rõ ràng về tiền làm nhức đầu tất cả các bên
- Tiền có nhiệm vụ làm trung gian cho việc trao đổi nhu cầu
- Ta muốn cái được phải chắc chắn, trong khi cái mất ta có thể mạo hiểm
- Tiền là một động lực ngoại sinh cực kỳ tốt
- Tiền làm người sở hữu tưởng rằng mình độc lập
- Tiền làm thay đổi mối quan hệ từ việc đáp ứng nhu cầu lẫn nhau sang trao đổi hàng hoá
- Tiền tạo cảm giác phải cạnh tranh để có tài nguyên hơn là hợp tác để có nhiều tài nguyên hơn
- Tiền tạo ra những cam kết phải đáp ứng mà nhiều khi mình không còn nhu cầu nữa
- Tiền đơn giản hoá quá trình đáp ứng nhu cầu
- Tiền được lưu ở dạng vật chất, nhưng nhu cầu là một trạng thái tinh thần
- Từ khi có tiền, chúng ta mới có sự cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu người khác
- Việc bán hàng và việc đáp ứng nhu cầu người dùng không nhất thiết phải đi cùng với nhau
- Việc mất tiền làm tâm lý con người bị đau dù có thể nó vô lý
- Việc chia cổ phần làm ta chỉ còn chú ý vào động lực ngoại sinh
- ❓Việc được tự định giá sức lao động của mình khiến người lao động cảm thấy công sức mình được công nhận xứng đáng
-
Kinh tế. Tâm lý học quản lý và lao động/Kinh tế/Kinh tế vĩ mô, toàn cầu hoá:
-
Kinh tế. Tâm lý học quản lý và lao động/Kinh tế/Lịch sử, triết học, chính trị, xã hội học trong kinh tế:
- Chiến tranh tiền tệ là một khái niệm không khoa học
- Các giáo trình kinh tế hiện nay tập trung vào các mô hình toán học chứ không phải là hành vi con người
- Công việc thay đổi là vì những người xung quanh thay đổi, chứ không nhất thiết là vì có công nghệ mới
- Ngân hàng trung ương châu Âu nằm ở Đức
- Người Hy Lạp cổ duy trì chế độ nô lệ
- Hệ thống tài phiệt nắm quyền qua các ngân hàng trung ương
- Người Hy Lạp cổ không tự hào về việc mình có việc làm
- Nợ đã hiện hữu từ trước khi con người phát minh ra tiền bạc
- Những người không cùng cộng đồng kinh tế thì đổi chác. Những người sống trong cùng một cộng đồng thì nhận nợ
- Thời nông nghiệp, người giàu là người có nhiều ruộng đất. Thời công nghiệp, người giàu là người có nhiều nhà máy
- Trong tiếng Anh, nghĩa gốc của amateur (nghiệp dư) là những người làm vì đam mê, chứ không phải là trình độ còn non
- Để xác định xem cái gì nên và không nên được mua bằng tiền, cần phải xác định được những giá trị nào chi phối các lĩnh vực khác nhau trong đời sống cá nhân và xã hội
- Thời WW2 Thuỵ Sỹ trung lập được vì đó là nơi tích luỹ vàng của giới tài phiệt
- Trong một hợp đồng, không phải cái gì cũng mang tính chất hợp đồng
- Lương nghĩa gốc là thức ăn
-
Kinh tế. Tâm lý học quản lý và lao động/Tâm lý học quản lý và lao động:
- Cường độ của nhu cầu quyết định thứ tự ưu tiên của các giá trị
- Chúng ta đi tìm hạnh phúc trên những máy chạy bộ
- Thang đo năng lực dựa trên việc có thể đưa ra phân tích và trực giác đúng hay không
- Một học giả chỉ là cách mà một cái thư viện tạo ra một cái thư viện khác
- Tiền là cách để biến việc đáp ứng nhu cầu của người khác thành vấn đề cần giải quyết
- Về mặt nhận thức, con người tương lai của chính mình không liên quan gì đến mình
-
Kinh tế. Tâm lý học quản lý và lao động/Tâm lý học quản lý và lao động/Game hoá:
- Chơi là sự thử nghiệm các kỹ năng mới học trong những môi trường mới
- Chuỗi kỹ năng mô tả những khoảnh khắc ý nghĩa xảy ra trong quá trình chơi trò chơi, chứ không chỉ là những cơ chế đơn thuần
- Những thứ lặp đi lặp lại có thể game hoá được
- Đa số các dự án game hoá chỉ tập trung vào cạnh tranh thi đua, chứ không tập trung vào bản đồ
- Những game có yếu tố bản đồ mới là những game tạo thành một cộng đồng nhiều ý tưởng
-
Kinh tế. Tâm lý học quản lý và lao động/Tâm lý học quản lý và lao động/Giúp đỡ nhau:
- Người khác sẽ tham gia giúp đỡ khi họ thấy việc mình làm gần thoả mãn nhu cầu của họ
- Phản hồi và sự giúp đỡ trả lại là những thứ xa xỉ với người được giúp
- Sau khi nhu cầu được giải quyết xong ta sẽ nghĩ ngay tới việc giải quyết vấn đề tiếp theo
- Sự giúp đỡ người khác làm con người cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa
- Sự hợp tác xã hội của ta hướng đến việc chia việc để cùng tạo ra sản phẩm chung, chứ không phải ở việc giúp đỡ qua lại
- Trong quá trình tập trung, sự chăm lo của người khác với những nhu cầu khác của mình sẽ trở nên vô hình và cần trở nên vô hình
- Việc giúp đỡ người đã giúp mình không đủ khẩn cấp hoặc nhiều cảm hứng bằng việc giải quyết vấn đề tiếp theo, hoặc đủ cảm hứng bằng việc cải tiến giải pháp hiện có
- Sự tập trung đòi hỏi người khác phải lo cho những nhu cầu khác của mình
-
Kinh tế. Tâm lý học quản lý và lao động/Tâm lý học quản lý và lao động/Kỹ năng, động lực:
- Con người chuyển từ kỹ năng này sang kỹ năng khác ngay cả khi họ chỉ có một khái niệm mơ hồ về đích đến cuối cùng
- Con người phản ứng mãnh liệt nhất khi bị đụng đến điểm đau
- Con người sẽ theo đuổi kỹ năng mới với giá trị tiềm năng trong phạm vi dự đoán
- Dopamine is released in anticipation of a reward
- Những nhiệm vụ thách thức làm nhiều người thấy thú vị hơn
- Một tổ chức đáng làm tạo ra được động lực nội sinh ở nhân viên
- Những thứ khẩn cấp thường không phải là những thứ thú vị
- Phần thưởng ngoại sinh làm tăng sự tập trung vào đích đến và giảm sự quan sát tới những thứ khác
- Sự hứng thú tạo ra sự tập trung
- Thứ muốn làm bây giờ phụ thuộc vào cái mình đang nghĩ đến
- Tình trạng thiếu sự phản hồi xảy ra thường xuyên, đến nỗi nhiều người không còn kỳ vọng vào việc mình sẽ nhận được sự phản hồi nữa
- Việc mải mê làm việc đến quên cả đói cho thấy phần thưởng từ việc làm việc là đủ lớn hơn việc được ăn
- Việc nghĩ ra ý tưởng tốt hơn làm ta muốn theo đuổi nó hơn là làm tiếp thứ hiện tại
- ❓Tại sao một công việc có ý nghĩa là không đủ để một người quyết định sẽ làm
- Để tạo ra sự thú vị cần sự bất ngờ. Để tạo nên chuyên gia cần môi trường ổn định
-
Kinh tế. Tâm lý học quản lý và lao động/Tâm lý học quản lý và lao động/Môi trường làm việc:
- Có những lúc đầu tư vào một người để họ tạo ra sản phẩm của họ sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn trả lương cho họ để họ làm cho sản phẩm của mình
- Môi trường chuyên nghiệp tạo cảm giác tội lỗi khi thư giãn
- Sự chuyên nghiệp là việc ta tách bạch cuộc sống và công việc
- Việc làm việc tại nhà sẽ cho nhiều khoảnh khắc loé sáng ý tưởng hơn
- Việc thay đổi mối quan hệ từ người làm chủ – nhân viên sang nhà đầu tư – người sáng lập phù hợp hơn với những công việc đòi hỏi sự sáng tạo
- ❓Tại sao tiền lại liên quan đến hệ thống cấp bậc
-
Kinh tế. Tâm lý học quản lý và lao động/Tâm lý học quản lý và lao động/Tối ưu hoá:
- Khi làm xong một việc hiệu quả hơn, ít khi nào ta dùng thời gian rảnh để chơi, mà sẽ kiếm thêm việc để làm
- Những công việc chưa hoàn thành sẽ ám ảnh ta (hiệu ứng Zeigarnik)
- Những app quản lý công việc mang trong mình những giá trị văn hoá
- Những tác giả của những app quản lý công việc cũng cảm thấy app của họ không thể giúp quản lý công việc một cách hiệu quả được
- Nỗi ám ảnh với sự hiệu quả có thể đến từ nỗi sợ chết
- Sự chuyên môn hoá khiến ta không được tự đáp ứng nhu cầu của mình mà phải đáp ứng nhu cầu người khác để họ đáp ứng nhu cầu của mình
-
Nghĩ về việc nghĩ:
- Cứ 35 ngày thì ta lại có một trải nghiệm triệu lần mới có một
- Cảm giác mơ hồ sẽ mạnh hơn nếu đó không phải là thứ mình biết là mình không biết, mà là thứ thứ mình biết là mình không biết là mình không biết
- Nghĩ về việc nghĩ
- Tìm hiểu lý do làm nhức đầu
- Quy trình xử lý dữ liệu cho PKM và phát triển sản phẩm là giống nhau, nhưng từ dữ liệu ra insight rồi làm gì với insight đó là khác nhau
- Ta cần lý do để người khác muốn đáp ứng nhu cầu của ta
- Ý tưởng hoặc quan sát vừa nghĩ ra nếu không nhanh chóng ghi lại sẽ bị mất
- ❓Bản đồ là cách để ta biết mình cần gì khi còn chưa cảm nhận được thứ mình cần là gì
- ❓Essence có phải là sự trừu tượng hoá không?
-
Nghĩ về việc nghĩ/Bản thể luận:
- Chúng ta thường nhìn hiện tại và tương lai bằng những khái niệm học trong quá khứ
- A problem well stated is half solved
- Dữ liệu không phải thông tin, thông tin không phải kiến thức, kiến thức không phải hiểu biết, hiểu biết không phải thông thái
- Giả định đến từ trực giác
- Bản đồ không phải là vùng đất
- Nhiều khi để trả lời được một câu hỏi ta phải tìm hiểu cả một lĩnh vực
- Những niềm tin sai tạo ra một vùng chết các ý tưởng chưa được khám phá xung quanh nó
- Những câu chuyện kể ra có quyền lực tạo thành thực tại
- Nếu muốn kiếm được ý tưởng mới với nhiều người, nơi dễ kiếm là xung quanh những niềm tin sai phổ biến
- Rhizome
- Thứ làm tốt công việc của mình là thứ ta không nhận ra sự tồn tại của nó
-
Nghĩ về việc nghĩ/Bản thể luận/Phân loại:
-
Nghĩ về việc nghĩ/Bản thể luận/Vật thể:
- Hoán dụ giúp ta vẽ được những thứ trừu tượng
- Muốn nhìn thấy siêu vật thì cần phải có một hệ thống liên kết các vật thể
- Mỗi thuộc tính của vật thể tạo nên chiều của nó
- Ta mô phỏng thế giới qua những vật thể
- Sử dụng nhiều ẩn dụ khác nhau sẽ cho ta thấy vật thể tốt hơn
- Vùng đất thường là siêu vật
- Siêu vật là những vật mà ta khi ta chạm vào những vị trí khác nhau của nó thì không thấy sự liên quan giữa chúng, làm ta nghĩ chúng là những vật khác nhau
- Vì vật thể thường có số thuộc tính lớn hơn 3, nên ta không dễ biểu diễn dữ liệu thành bản đồ
-
Nghĩ về việc nghĩ/Gánh nặng nhận thức, thiết kế:
- Chi phí chuyển đổi giữa lập trình và nghiên cứu là lớn
- Con người dường như không được thiết kế để quá trình hỏi trở nên dễ dàng
- Bản chất của việc hợp tác xã hội không nằm ở mỗi chuyện làm nhẹ gánh nặng của nhau, mà còn là chuyện sắp xếp làm sao để có thể đẩy gánh nặng sang cho nhau mà không ai cảm thấy áy náy
- Có những câu hỏi ta rất muốn có câu trả lời nhưng mãi mà vẫn chưa đi google
- Khi khoảnh khắc loé sáng ý tưởng đến vào lúc ta đang tập trung làm việc khác, nó làm phân tán sự tập trung của ta khỏi thứ mà ta định làm
- Khi bị hỏi là sao không google, nói rằng có thể làm họ
- Mỗi một thắc mắc đều làm tăng thêm khối lượng nhận thức mà chúng ta có trong tâm trí, qua đó làm phân tán sự tập trung của ta khỏi thứ mà ta định làm
- Sự tập trung làm ta không thấy được bức tranh tổng thể
- Nội việc đặt câu hỏi thôi đã đủ áp lực rồi, chứ đừng nói đến việc đi google hay đặt câu hỏi tốt hơn
- Ta dường như khó có thể chuyển trạng thái từ việc đọc lướt sang việc đọc cẩn thận một cách suôn sẻ và tự nhiên
- Việc mò mẫm vui, đỡ phải nghĩ và thường là hiệu quả hơn là đọc hướng dẫn cẩn thận
- Việc chất vấn quan điểm của mình dễ dàng hơn nhiều khi có ai đó nói ra sự chất vấn đó
- Vì ta thường cần người khác cho ý kiến về suy nghĩ của ta, nên ta thường không cho được người khác ý kiến về suy nghĩ của họ
-
Nghĩ về việc nghĩ/Gánh nặng nhận thức, thiết kế/Thiết kế:
- Các tập quán chung giúp người dùng sử dụng web dễ dàng hơn, còn thôi thúc sáng tạo khỏi lối mòn đó là mãnh liệt
- Chúng ta không chọn phương án tối ưu khi chọn sai cũng chẳng hại gì
- Công việc làm slide ít khi nào được gộp vào trong công việc sản xuất nội dung
- Kể cả khi ta biết một trang web trả lời câu hỏi cho ta, thì việc đọc cũng nhức đầu
- Link gây xao nhãng
- Mental model là những niềm tin của người dùng vào hệ thống
- Một trang web giúp người dùng tới ngay được nơi họ cần đến làm họ cảm thấy mình có thêm tính tự chủ
- Người dùng bấm bao nhiêu lần cũng được, miễn là tự tin mình đang đi đúng hướng
- Logo nên được thiết kế một cách độc lập với môi trường, vì nó sẽ được sử dụng ở bất kỳ môi trường nào
- Slide nhiều chữ thì không hấp dẫn
- Người dùng dành nhiều thời gian ở website khác hơn website của bạn
- Trải nghiệm trên web giống như trải nghiệm đến một nơi xa lạ
- Tính khả dụng liên quan đến con người và cách họ hiểu và sử dụng mọi thứ, chứ không phải liên quan đến công nghệ
-
Nghĩ về việc nghĩ/Học tập, hiểu biết:
- Hiểu biết không chỉ để mình làm một cái gì đó, mà còn để mình không làm một cái gì đó
- Học là quá trình cấu trúc hoá những thứ phi cấu trúc
- Khai vấn là để kích thích suy nghĩ, còn tư vấn là đưa ý kiến của mình
- Chúng ta săn tìm và tích trữ thông tin giống như săn tìm và tích trữ lương thực
- Knowledge forms when we accumulate, mix, connect and visualize information
- Lúc mới học thì cần chất lượng hơn là nhanh
- Nghịch lý triển ngôn
- Ta không có đầu óc để đứng trên vai những người khổng lồ. Tự mò mẫm đỡ nhức đầu hơn
- Tư duy gặng xét (critical thinking) đòi hỏi ta phải bảo vệ những luận điểm ta thấy chưa được bảo vệ thoả đáng
- Tự đặt ra các câu hỏi ngớ ngẩn chính là cách bạn học lại những gì bạn tưởng là mình đã hiểu rõ
- Đào tạo (teaching, training) là để lấy kiến thức, quy trình, còn huấn luyện (coach) là để ra sản phẩm
- ❓Tác giả của một bài viết không bao giờ vét cạn được mọi từ khoá mà người đọc có thể sẽ nhập vào máy tìm kiếm để được gợi ý tới bài viết đó
- Chuyên nghiệp (professional) và chuyên gia (expertise) là hai vấn đề khác nhau
-
Nghĩ về việc nghĩ/Khoa học nhận thức:
- Bộ não được thiết kế để loại bỏ mối nguy hiểm ngay bây giờ, không phải trong tương lai
- Có những vấn đề lúc cần nói ra thì không không nghĩ ra nhưng vẫn cảm thấy chưa vét cạn
- Có sự chênh lệch về sự thoải mái trong việc hỏi và việc trả lời
- Framework thường dùng cho nhiều tình huống khác nhau, trong khi model thường dùng cho một tình huống cụ thể
- Hiểu biết sâu làm ta thấy khoái cảm
- Hot cognition và cold cognition
- Hệ thống 1 dựa vào trí nhớ dài hạn. Hệ thống 2 dựa vào trí nhớ ngắn hạn
- Não con người thay đổi rất chậm
- Não cần thời gian để kết nối các ý tưởng lại với nhau
- Sự trì hoãn giúp giảm những hệ quả không lường trước được
- Tiếng Việt rất không thuận lợi cho việc tìm hiểu các mức độ nhận thức
- Việc trì hoãn giúp đánh giá được mức độ quan trong
-
Nghĩ về việc nghĩ/Khoa học nhận thức/Ẩn dụ:
- Chúng ta sống bằng ẩn dụ
- Di sản nhị nguyên của Descartes vẫn còn được sử dụng
- Các ẩn dụ tri nhận cơ bản dựa trên mối tương quan của cơ thể và xung quanh
- Ẩn dụ là nền tảng của mọi suy nghĩ và lập luận
- Ẩn dụ tô đậm những tính chất chung và ẩn đi những tính chất không chung
- Ẩn dụ được nhúng trong các neuron não. Chúng tồn tại dưới dạng vật lý
-
Nghĩ về việc nghĩ/Khoa học nhận thức/Mẫu hình, trực giác:
- Con người cố gắng nhìn ra mẫu hình, kể cả khi đó chỉ là sự ngẫu nhiên
- Trực giác là việc nhìn ra mẫu hình không hơn không kém
- Cờ vua trông như là tư duy logic, nhưng thật ra chỉ là nhìn thấy mẫu hình
- Sự chuyên gia (expertise) đến từ việc nhìn ra mẫu hình
- Trực giác là việc đi tới kết luận mà không thông qua suy luận
- Con người thường cố gắng tìm ra mẫu hình, kể cả khi nó không có ở đó
- Việc nhìn ra mẫu hình cần những kiến thức có cấu trúc được lưu trong trí nhớ dài hạn
-
Nghĩ về việc nghĩ/Khoa học nhận thức/Suy luận:
- Bất hoà nhận thức giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn
- Các nghịch lý tạo ra bất hoà nhận thức
- Càng mất nhiều ta càng học nhiều
- Sự lập luận dùng để thống nhất, nhưng lại có sự thờ ơ với lập luận
- Sự dễ hiểu làm tăng sự đáng tin, dù có thể nó không hợp lý
- Khoảnh khắc loé sáng ý tưởng thường đến vào những lúc ta không tập trung chú ý
- Sự lập luận không được tiến hoá để có quyết định tốt hơn, mà để có quyết định nhiều người đồng ý nhất
- Sự suy luận (reasoning) là việc đưa ra những thông tin mới từ những thông tin đã có một cách có ý thức
- Cảm xúc không chỉ khiến ta nhớ tốt hơn, mà còn điều hướng những suy nghĩ tự động
- Sự đau chi phối sự diễn giải của ta
- Thay vì suy luận để đi tới kết luận, chúng ta thường dùng kết luận để suy luận
- Trong hoạt động nhóm, thiên kiến xác nhận giúp giảm gánh nặng suy nghĩ mà vẫn đảm bảo mọi lập luận được trình bày và cân nhắc
- Ta không nhớ những điều mình đã làm người khác đau bằng nhớ những điều người khác làm mình đau
- Truyện cười thể hiện những nghịch lý
- Việc con người không thường xuyên suy luận tốt dường như là một sự sắp đặt có chủ ý của tiến hoá
- Đuối lý, thuyết phục hoàn toàn, và né tránh là những thứ khác nhau
-
Nghĩ về việc nghĩ/Khoa học nhận thức/Trí nhớ:
- Nhiều khi ta nhớ nơi lưu trữ thông tin hơn là chính thông tin đó
- Đường cong trí nhớ, Lặp lại theo khoảng (spaced repetition)
- Trí nhớ tình tiết và thủ tục thường để não nhớ. Trí nhớ ngữ nghĩa và tương lai thường để cho não ngoài
- Ký ức của chúng ta chủ yếu là những mẩu 3 giây. Hầu như tất cả các mẩu này biến mất không chút dấu vết
-
Nghĩ về việc nghĩ/Môi trường nghĩ, nhận thức tăng cường:
- Chúng ta không quen thuộc với luỹ thừa
- Explorable explanation thiên về toán, còn data journalism thiên về thống kê dữ liệu
- Các công ty ít có lợi trong việc đầu tư nghiên cứu môi trường tư duy
- Explorable explanation phù hợp cho các trình bày liên quan chặt chẽ đến toán hơn
- Hmm…Because…So now…
- Hành vi và phản ứng là những thứ native trong môi trường máy tính
- Con người có khả năng tự nhận thức ra lỗi tư duy của mình, dù khả năng đó không hoàn hảo
- Môi trường nghĩ là nơi ta có thể có những loại suy nghĩ mới, những suy nghĩ mà trước đây ta không thể hình thành
- Môi trường nghĩ, nhận thức tăng cường
- Powerful medium enables powerful representations
- Một môi trường nghĩ thực sự mới là nơi chỉ việc dùng nó thôi sẽ thay đổi cả cách nghĩ của toàn bộ một nền văn minh
- Việc dùng game hoá để giải thích có một bất lợi là các công ty làm game tập trung vào việc tạo ra game có tính giải trí hơn là việc giải thích
- Thật khó để nghe thấy sự nghĩ của chính mình
- Nghĩ về sự nghĩ làm tăng thêm khối lượng nhận thức mà chúng ta có trong tâm trí, qua đó làm phân tán sự tập trung của ta khỏi thứ mà ta định làm
- Đồ thị giúp ta thấy được mẫu hình
- Việc đơn giản hoá một khái niệm phức tạp để giải thích cho một đứa trẻ hiểu làm cho bản thân người giải thích hiểu được thêm về khái niệm
- ❓Môi trường nghĩ giúp ta hiểu được những thứ phi tuyến bằng việc tuyến tính hoá nó, còn công nghệ là thứ khiến ta làm được những thứ phi tuyến kể cả khi mình không thoát khỏi sự tuyến tính
-
Nghĩ về việc nghĩ/Môi trường nghĩ, nhận thức tăng cường/Công cụ nghĩ:
- Công cụ là sự nối dài của cơ thể
- Công cụ không chỉ là cách để đạt mục tiêu nhanh hơn, mà còn thay đổi tư duy của chúng ta
- Công cụ nghĩ giúp ta có thể nghĩ tới những suy nghĩ khó nghĩ và bất khả nghĩ
- Những công cụ nghĩ tốt đa phần là sản phẩm phụ của những nỗ lực giải quyết những vấn đề nghiêm túc
- Xây dựng hệ thống luôn là nhiệm vụ phụ
- Đồ thị không phụ thuộc vào hướng. Bản đồ phụ thuộc vào hướng
-
Nghĩ về việc nghĩ/Môi trường nghĩ, nhận thức tăng cường/Đọc và viết:
- Giấy và bút không thể hiện hành vi của hệ thống đang được nghiên cứu
- In nghiêng câu trích dẫn thay vì để vào trong ngoặc kép làm câu văn tự nhiên hơn
- Dùng thuật ngữ chính xác hơn dùng từ bình dân, nhưng ngay cả chuyên gia cũng không phàn nàn về việc dùng từ bình dân, miễn là việc đó không tạo ra sự mơ hồ
- Một văn bản không nên chỉ là thứ để truyền đạt thông tin hay hiểu biết một chiều và thụ động, mà còn nên trở thành một sân chơi cho người đọc khám phá
- Sự phát minh của việc viết phát minh ra việc lập luận
- Những câu trả lời luôn giả định người hỏi hiểu trước một vài khái niệm
- Sự phát minh ra ký hiệu phát minh ra toán học hiện đại
- Tinh túy của một cuốn sách chính là mục lục của nó
- Viết cho phép ta nghĩ về sự nghĩ
- Ta không tận dụng hết được môi trường máy tính khi chỉ bắt chước môi trường giấy
- Sách và bài giảng là những môi trường được thiết kế như thể người học hiểu hết hoàn toàn trong một lần tiếp thu, kể cả khi tác giả và giảng viên cũng không thực sự nghĩ vậy
- Ta hiểu một đoạn 100 chữ nếu có không quá 3 từ không biết
- Việc rút gọn cả bài thành câu tóm tắt chỉ có tác dụng khi mình hiểu dược những khái niệm quan trọng trong bài
- Viết làm suy nghĩ không còn là vô hình
- Đọc một bài viết sâu làm ta biết mình cần phải làm gì nhiều hơn là đọc một bài viết nông
- Đọc mục lục một cuốn sách thì đơn giản, nhưng có thể truy xuất được điều mình cần và vận dụng nó một cách hiệu quả thì phải đọc cả cuốn sách
-
Nghĩ về việc nghĩ/Môi trường nghĩ, nhận thức tăng cường/Đọc và viết/Ghi chú thông tin:
- Collecting material feels more useful than it usually is
- Cần những cách lưu dữ liệu khác nhau cho việc họp, nghiên cứu và quản lý dự án
- Evergreen giúp tăng khả năng nhìn thấy được mâu thuẫn
- Evergreen notes biến ý tưởng trở thành vật thể để mình thao tác
- Ghi chép tay creates a tactile information recall
- Khu vườn số luôn phát triển và thay đổi. Nó không bao giờ có trạng thái xong
- Ta thường không sẵn sàng để đọc một tài liệu khi ta mới thấy nó
- Ghi chép thứ mình nhớ kém
- Giàn giáo nhận thức cần phải tuỳ biến với quá trình hiểu biết của người dùng
- Tiếng Anh càng làm mình muốn đọc lướt hơn
- Tóm tắt nội dung bài giảng, dùng bút đánh dấu đoạn văn bản quan trọng khi đọc sách, đọc đi đọc lại một chương sách hoá ra lại là những cách không mang lại mấy hiệu quả về ghi nhớ
- Đọc lướt không giúp ta tiếp thu được gì cả
- Việc thu thập tài nguyên tạo cảm giác hữu ích hơn là thực sự hữu ích
- Ý tưởng nếu không ghi lại ngay sẽ quên rất nhanh
-
Nghĩ về việc nghĩ/Môi trường nghĩ, nhận thức tăng cường/Mạng xã hội:
-
Nghĩ về việc nghĩ/Ngôn ngữ, ngoại ngữ, dịch thuật:
-
Nghĩ về việc nghĩ/Triết học công nghệ:
- Khi hành động của một người được tạo bởi thiên kiến, ta thường nói là nó phi lý. Khi một đồ vật được tạo bởi thiên kiến, ta thường bảo rằng nó trung lập
- Khi sử dụng công nghệ, ta không nghĩ là nó sẽ thay đổi bản thân mình
- Một dụng cụ có sự lý tính rất rõ ràng
- Triết học công nghệ
- Trong khi khoa học thường đi liền với công nghệ, triết học khoa học thường nói về chân lý, còn triết học công nghệ thường nói về đạo đức
-
Nhân học:
- Có những thứ mà kể cả phỏng vấn cũng không dự đoán được
- Dân tộc học là nhân học văn hoá
- Dấn thân, quan sát và ghi chép là những chỉ báo cho thấy mức độ hoà nhập
- Dữ liệu nhỏ cũng có tính dự báo xu hướng giống như dữ liệu lớn
- Nhà nghiên cứu điền dã không thể và không nên cố tỏ ra chỉ là con ruồi đậu trên bức tường
- Nhân học chỉ chú trọng đến việc nói rằng bạn có thể khác biệt, rằng bạn còn có thể là người khác
- Nhân học cho ta cái nhìn sơ lược về những khả thể khác của con người
- Nhân học là triết học trong xã hội
- Nhân học
- Nhật ký điền dã
- Quan điểm của các cá nhân
- Quá trình nghiên cứu nói chung là một sự thương thảo diễn ra liên tục
- Tổng hợp thông tin
- Topic modelling trong NLP dùng cho máy và cần tập dữ liệu lớn. Còn thematic analysis trong nhân học thì dành cho người, nhấn mạnh vào yếu tố thị giác
- Đối thoại thay vì phỏng vấn
- ❓Khi nào thì một người sẽ cởi mở và thoải mái nói về những thứ họ không muốn nói
- ❓Nhân văn chỉ quan tâm đến việc lưu trữ, hiểu dữ liệu và tạo ra câu chuyện hay
-
Nhân học/Điền dã:
- Chỉ cần ghi những thứ để mình nhớ, và để người khác nhặt được cũng không hiểu gì
- Các bước thực hiện điền dã
- Hãy tham gia như một phần của cộng đồng chứ không phải thúc đẩy cộng đồng
- Hãy cài cắm các chi tiết
- Muốn cấu trúc hoá bối cảnh thì cần phải có tiêu điểm
- Nhà nghiên cứu luôn trong tâm thế có thể sẽ rời đi
- Nếu không tuân thủ việc không tác động dù chỉ là lời khuyên, thì cái kết quả nghiên cứu cũng có thể là cái mà mình tạo ra
- Quá trình điền dã từ đầu đến cuối luôn bị chi phối bởi việc viết lách
- Quá tập trung vào tình tiết mà bỏ qua bối cảnh thì sẽ thành góc nhìn thượng đế
- Trình thuật cuộc đời, câu chuyện cuộc đời, tiểu sử là giống nhau
- ❓Có đưa ghi chú của mình cho người mình nghiên cứu xem
- ❓Khi nào thì họ sẽ nói về những thứ họ thấy xấu hổ hoặc tội lỗi
- ❓Môi trường đô thị thì cũng không có điều kiện để làm chung với họ được
- ❓Nghe những gì họ nói thì chỉ là một chiều
- ❓Một vài ví dụ hoặc nghiên cứu về sự ra quyết định can thiệp trong khi nghiên cứu
- ❓Người ta ngại không muốn từ chối thì mình có tiến tới ko
- ❓Nếu trước khi xin làm nghiên cứu mình họ đã có sự không thoải mái với mình rồi thì sao
- ❓Quá trình xây dựng sự tin tưởng như thế nào, khi mình không có cơ hội để làm giống như họ
- ❓Nếu họ bận mình chỉ có thể hẹn họ ra cà phê thì thời gian họ có thể dành cho mình cũng chỉ có thể là 1, 2 tiếng. Như vậy thì cũng đâu khác gì phỏng vấn
- ❓Sau khi nghiên cứu xong thì giúp đỡ, tác động cũng được mà
- ❓Để một quan sát có chất lượng thì cần bao nhiêu thời gian ở cùng cộng đồng
- ❓Trường hợp va chạm thói quen, văn hoá, lối sống mà mình không biết nhưng cũng đủ gây ra sự khó chịu ở họ thì sao
-
Nhân học/Điền dã/Thực hành quan sát:
-
Nhân học/Diễn giải và mô tả:
- Chú giải ban đầu là để hiểu lời của thượng đế, nhưng sau đó lại biến thành người có góc nhìn của thượng đế
- Trải nghiệm, diễn giải, đối thoại, đa thanh là những mô thức về tính uy quyền
- Khi nhà nghiên cứu xem mình là người đọc và chú giải văn bản, họ bóc tách các lớp để tạo ra một văn bản mới. Khi họ xem mình là đưa thư, họ kết nối những văn bản để tạo ra văn bản mới
- Uy quyền diễn giải loại bỏ các quá trình đối thoại. Uy quyền đối thoại hoàn toàn che dấu đi tiến trình văn bản hóa
- ❓Sự khác biệt giữa việc đưa thư và chăm trích dẫn là gì
- ❓Việc quan sát tham dự biến việc diễn giải trở thành mô tả
- ❓Wikipedia là góc nhìn thượng đế, nhưng nó lại là cơ chế để tất cả mọi người là đồng tác giả
-
Nhân học/Diễn giải và mô tả/Diễn giải:
- Diễn giải văn bản không phải là sự đối thoại do nó không phụ thuộc vào việc có mặt của người nói
- Khi người quan sát có sự kết nối với nhân vật nào, thì những nhân vật khác sẽ
- Hermes vốn chỉ là người đưa thư chứ không giải thích, diễn giải gì cả
- Khi người quan sát có sự kết nối với nhân vật nào, thì những nhân vật khác sẽ trở thành nền cho nhân vật đó
- Khi nhà nghiên cứu chú giải văn bản, họ kiến tạo ra đồng tác giả cho mình
- Mỗi xã hội chứa đựng những cách diễn giải của riêng nó. Công việc của nhà nhân học là học cách bước vào những cách diễn giải đó
- Không giống như diễn ngôn, văn bản có thể dịch chuyển được
- Người làm nhân học kết nối với lý thuyết nhiều hơn, còn nhà báo tường thuật sự kiện nhiều hơn
- Người đọc là người chú giải
- Những từ sử dụng trong viết lách điền dã nhân học không thể được coi là một độc thoại
- Sự kiến tạo cuộc đá gà ở Bali thành một văn bản
- Sự kiểm soát của người bản xứ đối với những kiến thức có được trong quá trình thực địa là khá đáng kể, và thậm chí là có tính quyết định
- Việc đọc là sự gặp gỡ, giao thoa của thế giới của văn bản và thế giới của người đọc
- Văn hoá là một tập hợp các văn bản
- Thông diễn học bắt nguồn từ việc chú giải kinh thánh
- Tính một chiều của dân học diễn giải nằm ở chỗ chỉ diễn giải văn hóa bản địa chứ không diễn giải văn hóa của nhà nghiên cứu
- Để có thể diễn giải thì việc tiên quyết là phải văn bản hoá, nghĩa là tách những hành vi, câu nói, niềm tin, lễ nghi, truyền thống, v.v. ra khỏi diễn ngôn
-
Nhân học/Diễn giải và mô tả/Đối thoại, đa thanh:
-
Nhân học/Diễn giải và mô tả/Ý nghĩa và biểu tượng:
- Biểu tượng là hệ quả của sự nội tâm hoá
- Không trực tiếp nói đồ vật được dùng để làm gì, mà mô tả sao cho người đọc tự liên hệ được tới chức năng của nó
- Mỗi một đồ vật, hành vi đều là ẩn dụ của một biểu tượng văn hoá
- Kể về bản thân cho người khác vừa là sự kết nối những với tổn thương của mình, vừa là một lần tự sát
- Phía sau các tình tiết hiển hiện ở bên ngoài tiềm ẩn các ý nghĩa phía sau
- Tình tiết là các sự kiện cá nhân
- Việc phân tích văn hoá không phải là một khoa học thực nghiệm tìm kiếm quy luật, mà là một khoa học lý giải ý nghĩa
- Văn hoá có liên quan chặt chẽ đến biểu tượng
- Văn bản là nơi ta đọc ra các ý nghĩa và diễn giải nó
-
Nhân học/Quan sát tham dự:
- Quan sát tham dự cho nhà nghiên cứu uy quyền về trải nghiệm
- Hoạt động trải nghiệm là việc tận dụng những gợi ý manh mối, dấu vết, cử chỉ, và cảm quan trước khi phát triển những diễn giải ổn định
- Quan sát tham dự không phải là khai thác thông tin
- Quan sát tham dự là sự kết hợp giữa trải nghiệm cá nhân với cường độ cao và phân tích khoa học
- ❓Quan sát tham dự có yêu cầu họ tập trung nói về một chủ đề nào đó không
- Sự sáng tạo mang tính trải nghiệm là một sản phẩm mang tính chủ quan, chứ không mang tính liên chủ thể hay dựa trên sự đối thoại
- ❓Nhà nghiên cứu khi điền dã thì cũng đã có một mục tiêu nghiên cứu nào đó rồi. Nếu không phải khai thác thông tin thì sẽ không hoàn thành công việc được
- Quan sát tham dự đời sống xã hội chính là một quá trình thay đổi toàn bộ con người mình để trở thành thành viên của cộng đồng
-
Nhân học/Viết câu chuyện cuộc đời:
- Cho độc giả xem, không kể lại
- Cái quan trọng của câu chuyện là tinh thần, thông điệp và sự kiện. Còn ngôn từ, cách biểu đạt chỉ là thứ cấp
- Câu chuyện cuộc đời có khả năng bị cảm xúc của nhân vật chi phối câu chuyện
- Kết nối dòng chảy cuộc đời của nhân vật với quãng đường xã hội
- Một người trung niên kể về thời họ 6 tuổi khác với đứa bé 6 tuổi đó kể về mình
- Những đau buồn của nhân vật tạo ra tình tiết
- Ta có thể hư cấu nội tâm nhân vật dựa trên dữ liệu
- Niên biểu là để lên kế hoạch và nhớ các từ khoá quan trọng, còn khi viết chuyện thì viết theo từ khoá
- Điểm nhìn ngôi thứ nhất không hoá thân được vào các không gian, nhưng suy tư được vào chính thế giới nội tâm của mình
- Việc chọn chủ đề phụ thuộc vào niên biểu và thông điệp
- Việc hỏi quan điểm có thể gặp việc tránh né, hoặc câu trả lời bị theo tư duy của họ, hoặc không tạo đủ chất liệu cho việc kể chuyện
- ❓Mình có nhất thiết phải không thể hiện quan điểm của mình về nhân vật không
- ❓Ngôi thứ ba thực ra vẫn chỉ là ngôi thứ nhất mà thôi
- ❓Nếu đã xuất bản rồi mà nhân vật muốn rút lại thì làm sao
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức:
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Công việc:
- Các công việc trong một dự án chủ yếu là các công việc khai phá. Các công việc trong một chiến dịch chủ yếu là các công việc khai thác
- Agile dành cho sản phẩm thay đổi nhanh, và tập trung vào tốc độ và sự linh hoạt. Lean dành cho sản phẩm thay đổi chậm, và tập trung vào việc giảm lãng phí
- Công việc khai phá chính là quản lý kiến thức
- Công việc chính là giải pháp
- Công việc khai phá và công việc khai thác
- Công việc và cuộc sống không thể tách rời nhau
- Công việc sẽ được gắn ở khắp nơi
- Cần nghĩ về công việc như là một cách để kiểm định giả thiết, chứ không phải chỉ để hoàn thành
- Dự án chủ yếu là các công việc khám phá. Chương trình chủ yếu là các công việc khai phá
- Insight through making
- Nhiều khi vấn đề chỉ được phát hiện ra khi đến khâu triển khai ý tưởng
- Quản lý cuộc sống chính là quản lý dự án
- Sau 2 tuần nên cập nhật những cái mới
- Sự khám phá thực ra chỉ là lấy mẫu chứ không phải khám phá kiến thức
- Ta không lường trước được những công việc mình cần làm là gì trừ phi ta đã từng làm nó rồi
- Thành quả mong muốn và giả định của một công việc tìm hiểu một vấn đề nào đó là chính nó
- Vì tôi không biết làm nên không được giao, nhưng vì không được giao nên càng không biết làm
- Từ thành quả mong muốn nghĩ ra công việc trước dễ hơn nghĩ ra giả định trước
- Áp lực giết chết sự sáng tạo
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Công việc/Sắp xếp độ ưu tiên:
- Bảng quan trọng – khẩn cấp
- Có người giới thiệu về vấn đề có lẽ là cách duy nhất để làm được những thứ mình muốn làm nhưng không khẩn cấp
- Bỏ công đi học lập trình thì không đáng, nhưng không biết thì sẽ rất lệ thuộc vào người khác
- Có những cái ta cần làm trước khi ta thấy cần làm
- Có những thứ ta biết là cần thiết nhưng không thể thấy thú vị nổi, thậm chí không thể đồng cảm nổi
- Muốn thấy được những vấn đề lớn cần sự thong thả
- Lý do mọi người hay gặp nước đến chân mới nhảy, không giải quyết chuyện quan trọng khi vấn đề còn nhỏ là vì ta không có đầu óc để nghĩ đến nó
- Việc nghĩ về sản phẩm lôi cuốn hơn việc nghĩ về thành quả rất nhiều
- Nhiều khi không chịu đi bán vì việc code tiếp sẽ có lợi hơn khi sản phẩm rồi sẽ cần phải code tiếp
- Vấn đề ngắn hạn hay dài hạn không quan trọng, quan trọng là làm cái này mà phải nghĩ về cái khác thì sẽ nhức đầu
- Số lượng vấn đề tìm ra trong 1 buổi có thể nhiều hơn số lượng vấn đề có thể giải quyết trong 1 tháng
- Ý tưởng sinh ra không theo độ khẩn cấp
- When someone’s taking time to do something right in the present, they’re a perfectionist with no ability to prioritize, whereas when someone took time to do something right in the past, they’re a master artisan of great foresight
- Điều quan trọng thì thường hiếm khi khẩn cấp, và điều khẩn cấp thì thường hiếm khi quan trọng
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Công việc/Thành quả, thành phẩm, tầm nhìn, mục tiêu:
- Các cấp trong tổ chức nên nói chuyện với nhau bằng thành quả
- Dự án là sản phẩm
- Một sản phẩm được tạo nên bởi nhiều thành phẩm. Thứ ta gọi là sản phẩm thành phần, hoặc sản phẩm nhỏ hơn, chính là thành phẩm
- Giải pháp gợi ý chính là thành phẩm
- Mọi thành quả mong muốn đều chứa trong mình những giả định
- Một số thành phẩm sẽ có những thành quả mong muốn bên trong nó, nhưng thường chỉ là thành phẩm nhỏ hơn
- Sản phẩm là kết quả của các công việc
- Sản phẩm là vật thể
- Thành phẩm (output) là các kết quả trực tiếp của các công việc
- Thành quả (outcome) là kết quả thu được do sự thay đổi về hành vi của người dùng khi tương tác với sản phẩm đã được cải tiến hoặc sản phẩm mới
- Sản phẩm là vùng đất
- Sản phẩm là sự bồi tụ của các dòng hải lưu nhu cầu và kết tinh của kiến thức
- Tầm nhìn = thành quả lớn nhất
- Tầm nhìn là thứ mình muốn có. Sứ mệnh là thứ mình sẽ làm. Sản phẩm là thứ mình tạo ra
- Tầm nhìn là điều mình sẽ có khi tất cả mọi hoạt động của mình đều thành công
- Thành quả quan trọng hơn thành phẩm
- Đổi những câu hỏi chất vấn giả định của một thành quả về dạng khẳng định thì ta sẽ có những thành quả mong muốn thành phần
- ❓Một object khi chưa tồn tại mà ta muốn có nó thì nó là objective
- ❓Nhu cầu = impact = vấn đề = điểm đau = động lực = lý do bắt đầu
- Tiêu đề của thành quả mong muốn bắt đầu bằng người dùng
- Working on niche, personally-meaningful projects brings weirder, more serendipitous inbounds
- ❝Mục tiêu❞ và ❝Kết quả❞ là những từ bao trùm
- ❓Tại sao không gọi thẳng là kết quả từ sự thay đổi hành vi của người dùng?Dùng thành quả dễ gây nhầm lẫn cho người chưa biết
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Công việc/Thời gian làm việc:
- Chỉ có thể ước lượng được thời gian cần có để hoàn thành khi công việc của ta gần như chỉ gồm công việc khai thác
- Danh sách công việc chỉ là danh sách chờ. Để một công việc thực sự được tính đến, ta cần để nó vào lịch
- Cây quyết định và PERT dành cho những dự án chủ yếu gồm các công việc khai thác
- Gọi sự chú ý là tài nguyên là không chính xác, vì đa phần ta có thể sống thiếu tài nguyên, còn sự chú ý chính là sự sống
- Lên lịch khối thời gian giúp cân bằng sự quan trọng và khẩn cấp
- Mọi thứ sẽ luôn tốn thời gian hơn bạn nghĩ
- Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể hoàn thành đúng kế hoạch, có thể bạn đang ngộ nhận
- Quản lý công việc là quản lý thời gian
- Xong hạn chót này thì sẽ tới hạn chót khác
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Hệ thống thông tin:
- Các nhóm làm việc qua mạng ngày càng nhiều
- Các tổ chức thường chỉ lưu trữ kiến thức mà ít khi dành nhiều sự chú ý tới kết nối chúng
- Dữ liệu chính là lập trình
- Email không được sinh ra để trao đổi thông tin, mà là để làm todo list
- Ghi chú thì linh hoạt, nhưng tĩnh. App thì cứng nhắc, nhưng động
- Quản lý công việc và quản lý kiến thức không thể tách rời nhau
- Sự khác biệt giữa các ứng dụng quản lý chủ yếu ở nghiệp vụ cần giải quyết chứ không nằm ở yếu tố kỹ thuật
- Ta được hứa hẹn sẽ có những chiếc xe đạp cho tâm trí. Thay vào đó ta lại có máy bay
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Hệ thống thông tin/Cấu trúc:
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Hệ thống thông tin/Hình thức lưu trữ:
- Dữ liệu dưới dạng văn bản phù hợp cho việc quản lý kiến thức
- CRM tập trung vào tăng sale, ERP tập trung vào cắt giảm chi phí
- Đảo thông tin khiến cho những thao tác tự động hoá đơn giản không thể làm được
- ❓Tại sao không cho người chưa biết gì về CNTT học về cơ sở dữ liệu trước thay vì học lập trình trước?
- Việc lưu dữ liệu ở các công cụ khác nhau tạo thành các đảo thông tin
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Hệ thống thông tin/No code, low code:
- Các tiếp thị về low code hàm ý rằng việc code là việc khó nhất trong việc tạo sản phẩm, nhưng thực ra việc thảo luận và lên kế hoạch mới là thứ quan trọng nhất
- Các ERP được dựng sẵn không đủ khả năng đáp ứng những luồng làm việc và suy nghĩ đặc thù
- Cái tên no code chỉ bình mới rượu cũ của GUI
- Lập trình viên khó chịu với hệ thống low code vì nó được tiếp thị như là một giải pháp hoàn hảo có thể giải quyết được mọi nhu cầu thực tế
- File Google Docs không thực sự là file
- Sản phẩm no code đem đến sự phản hồi tức thời
- Dùng low code để xây dựng hệ thống là đang mang nợ kỹ thuật vào người
- Sản phẩm no code không thể nào đáp ứng được nhu cầu tuỳ biến cao
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Hệ thống thông tin/No code, low code/Excel:
- Excel dịch chuyển một phần quyền lực của chuyên gia IT vào người sử dụng
- Excel không cho ta quản lý phiên bản được
- Excel không cản ta làm điều mà ta sẽ hối tiếc
- Excel không làm ta hiểu về lập trình một cách đúng đắn
- Excel không phù hợp cho việc lập cơ sở dữ liệu
- Excel là loài gián trong ngành phần mềm
- Excel là một ngôn ngữ lập trình mà không làm ta cảm giác là đang lập trình
- Excel là nguồn ý tưởng cũng như là kẻ thù lớn nhất của các SaaS
- Excel là người bạn tuổi thơ tuyệt vời, nhưng là kẻ thù của tuổi dậy thì
- Excel là sản phẩm low code tồn tại lâu dài nhất
- Excel đã làm một việc phi thường trong việc giáo dục hàng trăm triệu người về sức mạnh của phần mềm
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Phát triển sản phẩm:
- An outcome is a change in human behavior that drives business results
- Bởi vì sản phẩm có tính quy hồi và có thể là thành phẩm chung của nhiều sản phẩm lớn hơn, nên để quản lý được nó ta phải biết lập trình
- Có thêm nhân viên không làm sản phẩm phù hợp với thị trường hơn
- Design thinking bắt đầu từ một đề bài. Nhưng đề bài được ra thế nào thì không nói
- Các công ty không quan tâm đến tính năng chuyên biệt
- Khi app có nhiều tính năng thì sẽ không biết một người dùng không vào là vì họ không tìm thấy tính năng họ cần hay là vì họ không biết app có tính năng họ cần
- Insight trong phát triển sản phẩm gắn liền với việc thay đổi hành vi người dùng
- Mô hình xoắn ốc nhấn mạnh vào phân tích rủi ro
- Làm sản phẩm thiên về cảm giác, làm tăng trưởng thiên về dữ liệu
- Ngôn ngữ của người dùng và ngôn ngữ của người cung cấp giải pháp có thể khác nhau
- Người dùng yêu cầu tính năng không có nghĩa là họ sẽ dùng
- Người dùng hài lòng với chất lượng sản phẩm, không phải tốc độ làm ra nó
- Phát triển sản phẩm
- Những người viết phần mềm vì cả nhu cầu của mình và người giống mình
- Phân loại người dùng khi phát triển sản phẩm khác với phân khúc khách hàng
- Sản phẩm ra mắt 10 năm rồi cũng có thể không biết gì về người dùng
- Đặc điểm của quy trình phát triển sản phẩm truyền thống là bước nghiên cứu xem ý tưởng có đúng không luôn đến sau việc nghĩ ra được ý tưởng đó trước
- Việc làm sản phẩm thì muốn làm thật ít chức năng càng tốt. Việc viết phần mềm đòi hỏi nên lên kế hoạch các chức năng kỹ càng
- ❓Có nên làm tiếp thị khi mình chưa làm nghiên cứu người dùng không
- ❓Với một sản phẩm demo còn nhiều lỗi vặt thì có cần phải hoàn thiện những lỗi vặt đó trước khi hỏi ý kiến khách hàng không?
- ❓Thu thập kinh nghiệm từ các blog cũng là xây dựng sản phẩm
- ❓Tung ra quá sớm sẽ dễ bị thị trường chi phối ngược lại
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Phát triển sản phẩm/Chỉ số:
- Các chỉ số đo lường thu nhập
- Chỉ số ta theo đuổi phải là chỉ số về giá trị của sản phẩm đối với người dùng
- Dựa vào KPI thì bộ phận kinh doanh sẽ có tiếng nói lớn nhất, còn đội phát triển sản phẩm rất ít có tiếng nói
- Chỉ theo đuổi một chỉ số là quá đơn giản
- NPS trên 50% là đạt được sản phẩm phù hợp thị trường
- Phân tích quyết định đa tiêu chí (MCDA) là phương pháp để tìm điểm đánh đổi tối ưu nhất
- Nếu bạn không thể đo lường, bạn không thể cải tiến
- Đừng dùng chỉ số sao bắc cực, hãy dùng chỉ số hải đăng
- Khi một phép đo trở thành mục tiêu, nó thường mất đi sự hiệu quả của nó
- ❓Thứ quan trọng nhất là tìm được sản phẩm phù hợp thị trường. Tất cả những thứ khác đều không quan trọng bằng
- ❓Kết quả cuối cùng của MCDA có khác gì với tiền
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Phát triển sản phẩm/Chỉ số/Tăng trưởng:
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Phát triển sản phẩm/Kiểm định giả thuyết:
- Có quá nhiều điều cần kiểm chứng nhưng dù muốn đi tìm cũng không ai chịu dành thời gian để trả lời
- Hệ thống giả thiết ban đầu dễ khiến ta bỏ qua việc kiểm chứng niềm tin, hoặc kiểm chứng bằng những câu hỏi định hướng
- Giả định có mặt ở khắp nơi
- Việc kiểm định giả thuyết thường bị bỏ qua khi có quá nhiều việc
- Hãy liệt kê những niềm tin trước khi phỏng vấn
- Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để kiểm tra giả thuyết sẽ tránh thiên kiến tốt hơn là dùng một phương pháp nhiều lần
- Để có thể thiết kế một giải pháp một cách nhanh chóng và tự tin, ta cần được thử nghiệm ý tưởng mới và kiểm tra giả thiết ngay khi chúng vừa được nghĩ ra
- Đừng chạy theo tính năng, mà hãy xác định vấn đề cần ưu tiên giải quyết và nhanh chóng kiểm tra các giả thuyết
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Phát triển sản phẩm/Nghiên cứu, tìm ý tưởng:
- 1 nghiên cứu 20 ngày khác với 4 nghiên cứu 5 ngày
- Idea là một cái gì đó để thử, còn insight là kết quả của sự thử
- Giai đoạn lên ý tưởng thường khó khăn
- Các nghiên cứu có thể có cùng một mục tiêu nghiên cứu, nhưng khác nhau về câu hỏi nghiên cứu
- Knowns and unknowns
- Người giúp đỡ sẽ khó có động lực giúp nếu không thấy ý tưởng mình rõ ràng
- Những câu hỏi đánh giá tác động đòi hỏi phải nghiên cứu sâu
- Nghiên cứu, tìm ý tưởng
- Mô hình kinh doanh và định giá
- Ý tưởng với hiểu biết sâu đều là giả thiết
- ❓Hiểu biết sâu thông qua việc bắt tay vào làm, hay hiểu biết sâu thông qua việc nghiên cứu
- Phân loại người dùng khi phát triển sản phẩm khác với phân khúc khách hàng
- ❓Khảo sát để lọc ứng viên phỏng vấn khác gì khảo sát để xác nhận phát hiện mới từ phỏng vấn trên quy mô lớn
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Phát triển sản phẩm/Nghiên cứu, tìm ý tưởng/Các bên liên quan, bối cảnh cạnh tranh:
- Biểu đồ cạnh tranh giúp ta có được những giả định đầu tiên về những khách hàng đầu tiên của chúng ta
- Biểu đồ cạnh tranh XY phù hợp cho việc phân tích bối cảnh cạnh tranh trên một thị trường đã có sẵn
- Biểu đồ cánh hoa phù hợp cho việc phân tích bối cảnh cạnh tranh ở một thị trường mới hoặc resegmented markets
- Các mạng xã hội có những báo cáo về xu hướng của người dùng nền tảng của họ
- Tổng hợp các cách biểu diễn các bên liên quan
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Phát triển sản phẩm/Nghiên cứu, tìm ý tưởng/Lên kế hoạch:
- Những thứ không quan trọng có thể tự xử lý lẫn nhau
- Ai cũng có một kế hoạch cho tới khi bị đấm vào mồm
- Việc lập kế hoạch là để giảm những hệ quả không lường trước được và tạo ra được sự bền vững dài hạn
- Sự ghi chú tạm để để sau thôi cũng có khi tốn vài tiếng
- Nên ưu tiên làm những việc có thể sẽ khiến ta phải viết lại kế hoạch
- Việc ưu tiên ra quyết định nhanh làm ta thấy thảo luận và dành thời gian xây dựng kế hoạch và nghiên cứu là phí thời gian
- Để không bị đối thủ đấm vào mồm mà còn đấm được vào mồm hắn thì phải lên kế hoạch
- Việc bàn kế hoạch sẽ có nhiều chủ đề đâm ngang mà cũng phải bàn cho rốt ráo
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Phát triển sản phẩm/Nghiên cứu, tìm ý tưởng/Người dùng:
- Dữ liệu cho dự đoán tin cậy về hành vi người dùng
- Dữ liệu cho ta biết hành vi của một người, nhưng không nói lý do họ làm điều đó
- Sự miễn phí chỉ có ích khi ta cần phản hồi của người dùng, hoặc khi nền tảng của ta cần hiệu ứng mạng
- ❓Với những người mà mình biết sẽ có cố gắng tìm hiểu mình, mình nên tiếp tục cho họ thấy mình có những thứ họ cần, hay là cho họ thấy mình là như thế nào
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Phát triển sản phẩm/Nghiên cứu, tìm ý tưởng/Người dùng/Khảo sát:
- Có 4 loại câu hỏi – đặc điểm, thái độ, lòng tin, hành vi
- Khảo sát thường được dùng để kiểm chứng các phát hiện quan trọng có được từ phỏng vấn trên quy mô lớn
- Vì câu hỏi nghiên cứu thường là câu hỏi mở, nên ta cần chuyển thành câu hỏi định lượng được
- Khảo sát tốt nhất là chỉ có một câu. Người chịu khó trả lời câu hỏi mở thường là người đã quý mến mình sẵn rồi
- Khảo sát định lượng chỉ có tính chính xác tương đối
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Phát triển sản phẩm/Nghiên cứu, tìm ý tưởng/Người dùng/Persona, câu chuyện người dùng:
- Các câu chuyện mà người dùng kể được lấp đầy bởi khoảng trống mà họ kỳ vọng vào thế giới
- Persona tuy tạo sự đồng cảm với người làm sản phẩm, nhưng lại chứa quá nhiều giả định
- Đừng dùng câu chuyện người dùng (user story), mà hãy dùng câu chuyện công việc (job story)
- Segmentation là một nhóm user, còn persona thường là một chân dung có tính đại diện của nhóm đó
- ❓Persona khác gì với segmentation
- ❓Persona là exemplar của segmentation
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Phát triển sản phẩm/Nghiên cứu, tìm ý tưởng/Người dùng/Phỏng vấn:
- 5 người dùng đầu tiên phát hiện 85% vấn đề ở sản phẩm
- Hãy hỏi người dùng họ cần sản phẩm này để giải quyết việc gì
- Insight sẽ thường ra ngay lúc phỏng vấn
- Khi phỏng vấn hãy hỏi cả về hành vi, đừng chỉ hỏi về lý do họ làm điều đó
- Một số ví dụ về mục tiêu nghiên cứu
- Kết quả phỏng vấn phải actionable
- Nếu có thể phỏng vấn liên tục thì không gặp phải áp lực hỏi quá nhiều
- Nghiên cứu người dùng không nên là một bước, mà nên là một hoạt động diễn ra liên tục
- Phần lớn các câu hỏi nghiên cứu không thể sử dụng để hỏi trực tiếp
- Phỏng vấn người dùng nên được diễn ra liên tục, tốt nhất là hàng tuần. Khảo sát thì không nên nhiều, mỗi quý một lần là được
- Phỏng vấn là để hiểu vấn đề người dùng gặp phải, không phải để cải thiện giải pháp
- Phỏng vấn phù hợp để hiểu lý do cho một hành vi của một người
- Phỏng vấn
- Phỏng vấn phù hợp để đánh giá cách tiếp nhận hay thái độ
- Phỏng vấn thường kém chính xác trong việc dự đoán các hành vi tương lai của người dùng
- Trong nhiều trường hợp, kết quả phỏng vấn bị rơi vào quên lãng
- Tìm hiểu vào bối cảnh, không chỉ hành vi đơn lẻ
- Trả tiền cho người phỏng vấn sẽ khiến họ làm việc chuyên nghiệp
- Việc phỏng vấn làm ta mệt và muốn nghỉ ngơi, nhưng ta vẫn phải tiếp tục làm
- ❓Có nên phỏng vấn một người nhiều lần để vét cạn suy nghĩ của họ về các giả thiết của mình
- ❓Có nên yêu cầu người tham gia phỏng vấn phải đọc trước cái gì không
- ❓Có nên đưa câu hỏi trước cho người tham gia phỏng vấn đọc trước không. Có nên cho họ coi kết quả ghi chú của mình không
- ❓Làm sao để cho họ tiếp tục nói hết ý của mình khi mà họ không có nhiều thời gian cho mình, và mình cũng không có nhiều tiền để trả họ
- ❓Người dùng thấy không hiểu ý đồ của mình và giải thích nhiều vì nghĩ là mình không hiểu
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Phát triển sản phẩm/Nghiên cứu, tìm ý tưởng/Người dùng/Phỏng vấn/Chọn người phỏng vấn:
- Nên phỏng vấn cả những người không nằm trong nhóm đối tượng mục tiêu của mình
- Người dùng dịch vụ của mình thường phản hồi những thứ họ chấp nhận được. Người dùng dịch vụ của đối thủ thường phản hồi những thứ họ không chấp nhận được
- Người thích mình thường có nhu cầu khác về sản phẩm so với người không thích mình
- Nên phỏng vấn một tập người dùng nhiều lần, nhưng không nên một người nhiều lần
- Việc chọn đối tượng phỏng vấn phụ thuộc vào việc giả định của mình liên quan đến hành vi nào
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Phát triển sản phẩm/Nghiên cứu, tìm ý tưởng/Người dùng/Phỏng vấn/Hành vi người dùng:
- Người có nhu cầu thường để lại ấn tượng nhiều, nhưng số lượng không nhiều trong thị trường
- Con người nhiều khi không nói dối mà chỉ đang lý tưởng hoá bản thân
- Con người không muốn mâu thuẫn với những điều mình nói ra
- Người dùng nói thích một tính năng không có nghĩa là họ sẽ bỏ những sản phẩm khác để đến với tính năng của mình
- Sự tiêu cực của người dùng là cơ hội làm dự án
- Người dùng thường không nói không với những tính năng mới
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Phát triển sản phẩm/Quan niệm, thái độ, hành vi của người dùng:
- Người đã biết xài công nghệ sẽ muốn tiết kiệm thời gian
- Khoảng 20% người mở tab lên là tắt ngay hoặc để đó không đọc
- Người muốn có giải pháp sẽ muốn đọc nội dung dài
- Trong số những người chịu đọc, về trung bình họ dành ra 25 s đầu để hiểu giao diện, các tính năng khác và hình ảnh. Sau đó cứ 100 chữ thì đọc thêm 4.4 s, cỡ 18 chữ
- Những tính năng khác của app hấp dẫn hơn tốc độ app, trừ phi nó quá chậm
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Quỹ, gọi vốn:
- Không thể làm dự báo tài chính dài hạn khi chỉ mới có một vài người dùng
- Hãy nhắm còn đủ tiền cho khoảng 20 đến 30 lần thất bại
- Nhà đầu tư đầu tư vào bạn và vào câu chuyện của startup
- Người cho tiền thấy mình đáng được cho tiền nhất khi không thấy mình cần tiền
- Quỹ, gọi vốn
- Trước khi gây quỹ cần biết mục tiêu của mình là gì
- Việc thuê ngoài chỉ giải quyết được một lần, trong khi phải thử rất nhiều lần
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Quỹ, gọi vốn/Bán cho khách hàng:
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Quỹ, gọi vốn/Gọi vốn cộng đồng:
- Getting Paid for Open Source Work
- Crowdfunding depends on highly visible public work
- Funder-exclusive writing should be a secondary by-product of primary work
- Lý do thường gặp nhất của những người ủng hộ trên Patreon là để sản phẩm mà tác giả đang làm hoàn thành sớm hơn, hơn là để cảm ơn những gì họ đã làm
- Patreon không được thiết kế để có được sự tương tác trực tiếp với người ủng hộ
- Patreon quảng cáo theo ngôn ngữ của kinh tế quà tặng, nhưng cách vận hành lại theo kinh tế thị trường
- Patreon vận hành gần giống như một cuộc mua bán hơn là hoàn toàn ủng hộ
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Quỹ, gọi vốn/Gọn vốn đầu tư:
- Nhà đầu tư tốt nhất đầu tư vào những startup chưa có câu chuyện thuyết phục, vì khi đã có câu chuyện thuyết phục rồi thì startup có giá đắt hơn
- Nhà đầu tư tìm kiếm tiền trong vụ đầu tư
- Thiên thần dùng tiền của bản thân. VC dùng tiền của người khác
- Nhà đầu tư đầu tư vào việc kinh doanh, không phải ý tưởng
- Nếu không thế nói về thành tựu của mình thì hãy nói về tốc độ của mình
- Định giá
- Thứ quan trọng không phải là ý tưởng, mà là người có ý tưởng
- Để gọi vốn thì rất cần nắm chắc những con số
- Thứ quyết định hiệu quả của việc kinh doanh là văn hoá doanh nghiệp và phản ứng của thị trường về mình
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Quỹ, gọi vốn/Tài trợ từ doanh nghiệp, CSR:
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Quỹ, gọi vốn/Xin quỹ nghiên cứu:
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Thành lập dự án:
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Thành lập dự án/Startup:
- Chiếm lĩnh thị trường nhỏ trước
- Hiểu về quản trị chỉ cần thiết khi đã có thành công bước đầu. Trước đó thì hãy chỉ tập trung vào sản phẩm
- Làm người sáng lập có hại cho việc cân bằng cuộc sống
- Nhà đầu tư không ăn cắp ý tưởng vì phải cạnh tranh với các nhà đầu tư khác
- Không có giải pháp nào cho người sáng lập để giải quyết sự quá tải ngoài những lời khuyên chung chung
- Làm thứ phức tạp hơn thì dễ, làm thứ tốt hơn thì khó
- Startup = tăng trưởng
- Những dự án ngoài lề thường là ý tưởng tốt cho startup. Những ý tưởng chỉ để có một startup lại thường không tốt
- Quá trình chú ý và ghi nhớ ép ta phải đơn giản
- Startup giải quyết những vấn đề nghe thì tồi
- Sự đơn giản ép ta phải làm nó cực kỳ tốt
- Đừng nhìn vào đối thủ cạnh tranh, mà hãy nhìn vào người dùng
- Việc kể ý tưởng startup ra thường không phải là nguy hiểm, vì không ai cạnh tranh với ý tưởng tồi
- Đa số startup không chết vì cạnh tranh với đối thủ, mà vì không có người dùng sản phẩm của mình
- Ý tưởng startup lớn thách thức căn tính của bạn
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Xây dựng nhóm, quản lý nhân sự:
- Gốc của thương hiệu là văn hoá doanh nghiệp
- Không nên có quá 20 nhân sự khi chưa có sản phẩm phù hợp thị trường
- Sociocracy
- Văn hoá giao tiếp low-context thường có ở tổ chức phẳng. Văn hoá giao tiếp high-context thường có ở tổ chức phân cấp
- ❓Thành viên nòng cốt là người chịu trách nhiệm lớn nhất hay là người có nhiều đóng góp nhất
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Xây dựng nhóm, quản lý nhân sự/Kênh liên lạc:
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Xây dựng nhóm, quản lý nhân sự/Phân cấp, quản lý:
- Người vượt qua khủng hoảng có câu chuyện hấp dẫn hơn người tránh được khủng hoảng ngay từ đầu
- Người người vạch chiến lược hay nhiều khi được giao triển khai luôn, hoặc người làm chuyên môn tốt nhiều khi được đề bạt lên làm quản lý, lãnh đạo
- Vị trí càng cao trong tổ chức thì đề xuất càng dễ bị cấp dưới hiểu thành yêu cầu phải làm
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Xây dựng nhóm, quản lý nhân sự/Tạo sự tin tưởng:
- Một nhóm đáng tin là nhóm mà các thành viên có thể nói lên sai lầm của mình
- Có một quy trình đánh giá năng lực định kỳ sẽ làm giảm vấn đề khi tăng lương hoặc đuổi việc nhân viên
- Nhìn thấy được người kia đang làm gì làm tăng sự tin tưởng đối với họ
- Văn hoá tổ chức là những giá trị, niềm tin và hành động của mỗi thành viên giúp đóng góp cho sứ mạng của nó
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Xây dựng nhóm, quản lý nhân sự/Thảo luận, ra quyết định:
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Xây dựng nhóm, quản lý nhân sự/Tìm người làm:
-
Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức/Xây dựng nhóm, quản lý nhân sự/Tổ chức học tập:
-
Ξ Khái niệm:
-
Ξ Khái niệm/Kinh tế:
-
Ξ Khái niệm/Nhận thức:
-
Ξ Khái niệm/Nhận thức/Công cụ nghĩ:
-
Ξ Khái niệm/Phát triển cộng đồng:
-
Ξ Khái niệm/Phát triển sản phẩm, lên kế hoạch, công việc:
- Achievement
- Chỉ số sau
- backup
- Chỉ số trước
- Goal
- Công việc thành phần
- Công việc
- Hoạt động
- Impact
- Hướng tới một thứ gì đó
- Kế hoạch
- Nhu cầu
- Mục tiêu
- Phi tuyến
- Sản phẩm
- Quản trị kiến thức
- Quỹ
- Tác vụ
- Yếu tố hỗ trợ
- Thước đo, đo lường, chỉ số, KPI
- Ý tưởng tốt hơn
- Điều kiện đủ
- Điều kiện cần
- Điều kiện
- Ưu tiên
- Đơn giản
- Điều đối tượng thấy
-
Ξ Khái niệm/Quản lý tổ chức:
-
Ξ Khái niệm/Quản lý tổ chức/93 Thống nhất nội hàm, khái niệm:
- 93.01 Mục tiêu, yếu tố hỗ trợ, ý tưởng tốt hơn. Mục tiêu, sản phẩm, hoạt động, tác vụ
- 93.01 Đồ thị nội hàm các khái niệm
- Lợi ích, phúc lợi, quyền lợi
- Megan, Cueball, Danish, Beret
- Nhu cầu, mong muốn
- Cuộc sống có ý nghĩa, công việc có ý nghĩa, hiểu về bản thân
- Thoả mãn, vui, thoải mái
- Vấn đề của tổ chức, thứ người ngoài thấy ở tổ chức
- Xem thêm, tài liệu
- Đối tượng thụ hưởng
- Độ thân thiết giữa các tổ chức
- Tò mò thử, hứng thú, mong muốn, ý định, động lực nội sinh, đam mê, ưu tiên, sẵn sàng, cam kết, gắn bó, trách nhiệm
-
Ξ Nguồn:
-
Ξ Nguồn/Khoa học dữ liệu. Khoa học máy tính:
-
Ξ Nguồn/Kinh tế học:
-
Ξ Nguồn/Môi trường nghĩ, nhận thức tăng cường:
-
Ξ Nguồn/Quản lý dự án, phát triển sản phẩm, xây dựng tổ chức:
-
Ξ Nguồn/Tài liệu: